Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi (Phần 1) – Đối tượng điều chỉnh, nghiên cứu của ngành Luật Hiến pháp

Đây là Phần 1, phần đầu tiên trong Chuyên đề Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi môn Hiến pháp. Nội dung chính của bài là phân tích về Đối tượng điều chỉnh, nghiên cứu của ngành Luật Hiến pháp.

Để nghiên cứu các phần trước, các bạn vui lòng truy cập theo đường link sau:

1.Đối tượng điều chỉnh của ngành LHP

Đối tượng điều chỉnh của LHP VN: là những QHXH (những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người) quan trọng gắn liền với việc thực hiện quyền lực NN

Phạm vi đối tượng điều chỉnh: Những QHXH cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định: Chế độ chính trị; Chính sách kinh tế, Chính sách VH – XH, quốc phòng – an ninh, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Tổ chức và hoạt động của bộ máy NN Cộng hòa XHCN VN.

+ Trong lĩnh vực chính trị: LHP điều chỉnh các QHXH liên quan đến việc xác định nguồn gốc quyền lực NN; các QHXH xác định mối quan hệ giữa NN với tổ chức ctrị, NN, ĐCSVN. MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận; chính sách đối ngoại…

+ Trong lĩnh vực ktế: các QHXH xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế.

  + Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy NN: các QHXH liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Luật HP có phạm vi đối tượng điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống XH và NN. Qhệ mà Luật HP điều chỉnh là quan trọng và làm cơ sở cho các ngành luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa.

Ngành Luật HP là hệ thống các QPPL điều chỉnh những QHXH cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chính sánh kinh tế, văn hóa – XH, quốc phòng – an ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.

Phương pháp điều chỉnh của ngành LHP

Ppháp xác định những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể tham gia vào các QHPL hiến pháp (VD: Điều 2 Hiến pháp 2013)

Ppháp cho phép: (VD Khoản 1 Điều 80 Hiến pháp 2013: “Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”

Ppháp bắt buộc: (VD Điều 47 Hiến pháp 2013: “Mọi người có nghĩa vị nộp thuế theo luật định  

Ppháp cấm: (VD Khoản 3 Điều 24 Hiến pháp 2013: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”

2.Đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật HP

 Khoa học LHP nghiên cứu dưới giác độ pháp lí vấn đề tổ chức Nhà nước CHXHCNVN cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Để nghiên cứu vấn đề này, khoa học luật hiến pháp phải nghiên cứu các chế định, quy phạm của ngành luật hiến pháp. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của khoa học LHP bao gồm rất nhiều quy phạm và chế định khác nhau

Khoa học Luật HP nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các QP, chế định của ngành Luật HP (xem các QP, chế định, qhệ đó ra đời trong thời kỳ nào HP: 1946; 1959, 1980, 1992, 2013).

Nghiên cứu thực tiễn vận dụng, áp dụng các QP, chế định đó à nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để hoàn thiện chúng.

Ng.cứu những qhệ XH đang được, cần được hay có thể được QP luật HP điều chỉnh. VD: Dân chủ là 1 trong những vấn đề quan trọng của Luật HP

Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật HP

– PP biện chứng Mác – Lênin: khi nghiên cứu các quy phạm, chế định phải xem chúng như là một bộ phận cấu thành của LHP, giữa chũng có mối quan hệ như nào đặt trong sự thống nhất của ngành LHP; nghiên cứu quá trình phát triển của LHP; khi nghiên cứu các quy phạm, chế định LHP, khoa học LHP phải đăth chúng trong mqh với vấn đề tổ chức nhà nước, nhất là tổ chức quyền lực nhà nước.

– PP hệ thống: LHP là một hệ thống được tạo nên bởi các hệ thống nhỏ hơn, một bộ phận của hệ thống pháo luật VN. PP này cho phép làm sáng tỏ vị trí, vai trò của từng quy phạm, chế định LHP trong hệ thống ngành LHP

– PP so sánh: so sánh giữa quy phạm, chế định cũ với quy phạm, chế định mới; so sánh với quy phạm, chế đinh của ngành luật khác; so sánh LHP Việt Nam  với các vấn đề tương ứng trong LHP của các nước trên thế giới…

– PP thống kê: được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học LHP, đòi hỏi sự tập hợp, phân tích các số liệu cụ thể trong các thời điểm khác nhau, qua đó giúp chúng ta rút ra được những nhận xét cần thiết

        QH khóa I (1946 – 1960): Ngoài Ban thường trực, QH ko thành lập 1 cq chuyên môn nào.

        QH khóa II (1960 – 1964): Ngoài UBTV QH, QH còn thành lập 2 UB khác là UB dự án PL và UB kế hoạch và ngân sách.

        QH khóa III (1964 – 1971): Ngoài UBTV QH, QH còn thành lập 5 UB.

        QH khóa IV (1971 – 1975): Vẫn duy trì như QH khóa 3.

        QH khóa V (1975 – 1976): Ngoài UBTV QH và UB đã có, QH thành lập thêm UB đối ngoại.

        QH khóa VI (1976 – 1981): Vẫn duy trì như QH khóa 5, trừ UB thống nhất tự giải thể sau khi đất nước thống nhất.

        QH khóa VII (1981 – 1987) và QH khóa VIII (1987 – 1992): Ngoài HĐNN, QH thành lập 8 cq chuyên môn gồm: HĐ dân tộc và 7 UB thường trực khác.

        QH khóa IX (1992 – 1997) và QH khóa X (1997 – 2002): Vẫn duy trì như QH khóa trước, tuy nhiên có sự đổi tên và sáp nhập 1 số UB thường trực.

        QH khóa XI (2002 – 2007): như khóa trước.

        QH khóa XII (2007 – 2011): có sự thêm và tách các UB thành HĐ dân tộc và 9 UB.

        QH khóa XIII (2011 – 2015): như khóa XII.

Cơ cấu tổ chức của nước ta ngày càng hoàn thiện để thực hiện chức năng của mình

3.Nguồn của ngành luật hiến pháp

Khái niệm: Nguồn của ngành LHP là những VBQPPL chứa đựng QPPL hiến pháp.

Có các loại nguồn cơ bản:

+ Hiến pháp, luật, nghị quyết do QH ban hành: hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nguồn cơ bản của ngành LHP. Một số luật của QH như Luật tổ chức QH, Luật bầu cử đại biểu QH…Một số nghị quyết của QH như Nghị quyết về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh, Nghị quyết về nội quy kỳ họp QH…

 + Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH: Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp…

+ Một số văn bản do CP, Thủ tướng CP ban hành: Nghị định số 11/1998/NĐ-CP về quy chế làm việc của CP, các quyết định của thủ tướng CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy nhà nước thuộc CP…

+ Một số nghị quyết do HĐND ban hành: Nghị quyết thông qua nội quy kỳ họp của HĐND…

4.Khái niệm hiến pháp (nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hiến pháp, định nghĩa, đặc điểm và phân loại)

Nguyên nhân:

Sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản: giai cấp tư sản xuất hiện cuối thời kì phong kiến có quan niệm tiến bộ về PL, vai trò của PL trong quản lí nhà nước, quản lí XH, cho rằng PL là công cụ chủ yếu để quản lí XH, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhân dân với vai trò là chủ thể quyền lực nhà nước được tham gia vào quá trình xây dựng PL, giám sát việc thực hiện PL.

Sự xuất hiện của học thuyết phân chia quyền lực nhà nước: đặt ra đòi hỏi quyền lực nhà nước phải được phân chia, trong đó quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp thuộc về Tòa án.

Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: đòi hỏi phải xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân theo nguyên tắc bình đẳng; quyền con người, quyền công dân phải được Nhà nước tôn throng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng PL, đặc biệt là các quyền về kinh tế, quyền tự do cá nhân và Nhà nước coi đó là động lực thúc đấy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Sự xuất hiện của hiến pháp là kết quả của sự phát triển khoa học – kĩ thuật, trong đó có khoa học pháp lí.

CMTS nổ ra, giai cấp tư sản giành quyền lực chính trị từ giai cấp phong kiến đã ban hành PL, trong đó có hiến pháp để ghi nhận, củng cố và bảo vệ điah vị thống trị của mình, hạn chế quyền lực của giai cấp phong kiến (nếu có), thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của người dân.

Định nghĩa:

Hiến pháp là hệ thống các QPPL có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.

Đặc điểm:

+ Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, thể hiện ở:

  • Phạm vi: Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước, XH.
  • Hiệu lực pháp lý: Hiến pháp có hiệu lực pháo lý cao nhất, thể hiện là có hiệu lực đối với mọi chủ thể, có hiệu lực thời gian (trong 1 thời gian tương đối dài), không gian (trên phạm vi toàn lãnh thổ), có hiệu lực văn bản (các VBPL, VB chính trị, các điều ước quốc tế Nhà nước tham gia ký kết không được trái với Hiến pháp và khi có mâu thuẫn phải thực hiện theo quy định của Hiến Pháp).
  • Thủ tục xây dựng và thông qua Hiến pháp theo một trình tự đặc biệt: việc sửa đổi, thay đổi Hiến pháp do Quốc hội hoặc Nghị viện quyết định; dự thảo Hiến pháp phải được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân hoặc trưng cầu dân ý; QH hoặc Nghị viện thông qua Hiến pháp với tỉ lệ phiếu quá bán tuyệt đối; nguyên thủ quốc gia phải công bố Hiến pháp trong thời gian quy định.

+ Hiến pháp vừa mang tính hiện thực vừa mang tính cương lĩnh: Tính hiện thực ở chỗ nó là bản tổng kết những thành quả CM mà lịch sử đạt được. Tính cương lĩnh ở chỗ Hiến pháp thường cao hơn tiền đề kinh tế – xã hội, mang tính định hướng lâu dài để phấn đấu thực hiện trong tương lai.

+ Hiến pháp vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội: Hiến pháp ra đời trong XH có giai cấp, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và xác lập địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền nên nó mang ý chí của giai cấp thống trị, phản ánh tương quan đấu tranh XH. Còn tính xã hội được biểu hiện qua quá trình lập hiến như có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân hay trưng cầu dân ý,…

Phân loại:

      + Theo thời gian ban hành: cổ điển và hiện đại

 + Theo hình thức thể hiện: thành văn và bất thành văn (Anh, New Zealand, Thụy Điển,…)

 + Theo thủ tục sửa đổi hiến pháp: cứng (Hoa Kỳ) và mềm (Anh)

5.So sánh các bản Hiến pháp về hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ

 19461959198019922013
Hoàn cảnh ra đời+ Sau CMT8/1945, nhà nước VNDCCH ra đời và cần phải ban hành PL để quản lý XH, trong đó có Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống PL đó. + Ngày 20/9/1945, CP lâm thời ra sắc lệnh lập Ban dự thảo hiến pháp gồm 7 người do CT HCM đứng đầu. + Tháng 11/1945, Ban dự thảo hoàn thành công việc và bản dự thảo được công bố cho toàn dân thảo luận. + Ngày 2/3/1946, QH khóa I, kỳ họp thứ nhất lập ra Ban dự thảo hiến pháp gồm 11 người do CT HCM đứng đầu. + Ngày 9/11/1946, QH thông qua bản hiến pháp  đầu tiên của nước VNDCCH + Ngày 19/12/1946, k/chiến toàn quốc bùng nổ, Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố nhưng tinh thần và nội dung của nó được áp dụng để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.  + Sau chiến thắng ĐBP, theo Hiệp định Giơnevo thì nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền. Việc thống nhất đất nước sẽ do 2 miền tự hiệp thương trong vòng 5 năm, nhưng trên thực tế việc này bị phá hoại: Miền Nam với sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ đã lập ra nước VNCH. Còn miền Bắc thì cải tạo và xây dựng XHCN. =>Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ mới cho mỗi miền và Hiến pháp 1946 không còn phù hợp.      Tại kỳ họp thứ 6 QH khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946.  Ngày 31/12/1959, QH đã thông qua hiến pháp sửa đổi và ngày 1/1/1960, CT HCM công bố.+Sau Đại thắng Mùa xuân 1975, đất nước ta thống nhất trên phương diện lãnh thổ. + Ngày 25/4/1976, cuộc bầu cử bầu QH diễn ra trên phạm vi cả nước với 492 đại biểu được bầu. + QH khóa VI, kỳ họp thứ nhất ra quyết đinh sửa đổi Hiến pháp và thành lập UB dự thảo hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh làm chủ tịch. + Ngày 18/12/1980, QH khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua hiến pháp 1980.+Sau 1 thời gian tồn tại, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 ko còn phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội đất nước. + Trong bối cảnh hệ thống XHCN đang sụp đổ thì đòi hỏi nước ta phải đổi mới toàn diện. Vì vậy, ĐHĐBTQ lần thứ VI đã đề ra đường lối Đổi mới. + Vì vậy, ngày 30/6/1989, QH khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã ra nghị quyết sửa đổi hiến pháp và lập UB sửa đổi hiến pháp gồm 28 người do đồng chí Võ Chí Công làm chủ tịch. + Ngày 15/4/1992, QH khóa VII, kỳ họp thứ 11 đã thông qua thông qua hiến pháp mới.+ Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. + Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 được xác định là tiếp tục đấy mạnh CNH-HĐH, đưa nước ta trở thành nước CN theo định hướng XHCN. + Triển khai thực hiện quan điểm tiếp tục đổi mới của Đảng, tháng 8/2011, QH khóa XIII, kỳ họp thứ nhất đã quyết định sửa đổi hiến pháp 1992. + Ngày 28/11/2013, QH khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp 2013.
Tính chấtHiến pháp 1946 là hiến pháp dân chủ nhân dânHiến pháp 1959 là bản hiến pháp XHCNHiến pháp 1980 là bản hiến pháp XHCNHiến pháp 1992 là bản hiến pháp XHCN nhưng phù hợp với thời kì quá độ tiến lên CNXH ở nước taNhư Hiến pháp 1992
Nhiệm vụCụ thể hóa cuộc CM dân chủ nhân dân với hai khẩu hiệu là thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.Cụ thể hóa nhiệm vụ cải tạo và xd CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Cụ thể hóa nhiệm vụ xd CNXH và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nướcCụ thể hóa nhiệm vụ đổi mới về kinh tế, từng bước đổi mới vững chắc về chính trịNhư Hiến pháp 1992

6.Nội dung, ý nghĩa của quyền dân tộc theo hiến pháp hiện hành (Điều 1)

Quyền dân tộc cơ bản được quy định tại Điều 1 Hiến pháp 2013: “Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”

Quyền dân tộc là những quyền cơ bản nhất, đồng thời cũng là cơ sở tối thiểu để đảm bảo cho 1 dân tộc tồn tại và phát triền bình thường, là cơ sở để dân tộc đó thực hiện các quyền của mình. Quyền dân tộc cơ bản thường gồm 4 yếu tố là:

  • Độc lập quốc gia bao gồm lãnh thổ quốc gia, dân cư, bộ máy nhà nước, hệ thống PL,…mà ko lệ thuộc vào bất cứ nước nào, ko có sự hiện diện và chiếm đóng của quân đội nước ngoài.
  • Có chủ quyền là nhà nước có quyền tự quyết tối cao về đối nội và đối ngoại, chiến tranh hay hòa bình của quốc gia mình.
  • Thống nhất chính là sự thống nhất về tổ chức chính quyền nhân dân từ trung ương tới địa phương, về lãnh thổ quốc gia, về hệ thống PL, về chính sách đối nội và đối ngoại, về tiền tệ quốc gia, về ngôn ngữ…
  • Toàn vẹn lãnh thổ là nhà nước có chủ quyền, thống nhất và ko bị chia cắt về lãnh thổ với các bộ phận cấu thành là đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Tham khảo thêm:

1900.0191