Chống bán phá giá – Nguyên nhân, chính sách, quy định

Chống bán phá giá – Nguyên nhân, chính sách và các quy định.

Đứng từ quan điểm “ngành công nghiệp non trẻ”, việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá ở các nước đang phát triển giúp bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước chống lại “mức giá thôn tính” và giá độc quyền bằng cách ngăn chặn lợi thế giá thành thấp của các mặt hàng nhập khẩu đến từ các công ty nước ngoài.

Mặc dù trong ngắn hạn, bán phá giá mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước khi gia tăng khả năng tiếp cận với hàng hóa chất lượng mà lại rẻ hơn. nhưng những hậu quả kinh tế trong dài hạn là rất đáng kể. Nó tiềm ẩn khả năng dẫn đến sự sụp đổ của các doanh nghiệp nội địa và cuối cùng chính những người tiêu dùng trong nước sẽ phải chịu mức giá độc quyền trong dài hạn sau khi các doanh nghiệp trong nước bị loại bỏ hoàn toàn.

Nhờ ưu thế về tiến bộ công nghệ và lợi thế về chi phí, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài có vị thế tốt khi bán hàng xuất khẩu với mức giá thấp hơn “giá trị thông thường” ở các thị trường nhập khẩu. Suy cho cùng, doanh nghiệp trong nước lại phải đối mặt những biến động của cuộc cạnh tranh có yếu tố nước ngoài.

Hướng tới việc thúc đẩy thương mại bình đẳng, luật pháp chống bán phá giá thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm xuất khẩu với giá thấp hơn giá của các sản phẩm tương tự tại thị trường trong nước. Bằng cách buộc các công ty nước ngoài thay đổi mức giá của họ về mức tương đương với giá trong nước, đảm bảo biên độ bán phá giá bằng không và duy trì giá thông thường cho các sản phẩm tương tự trên thị trường (Nghiên cứu của Reitzes, 1993; Nghiên cứu của Tivig và Walz, 2000).

Tương tự như vậy, thông qua các chính sách chống bán phá giá, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào việc sản xuất các mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu có thể tiếp nhận phần thị phần bị mất của các doanh nghiệp nước ngoài (Nghiên cứu của Niels, 2003).

Thực tiễn chống bán phá giá

Trong trường hợp của Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 16 phần trăm số vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới trong giai đoạn 1995-2011, theo Nghiên cứu của Bagchi, Bhattacharyya và Narayanan (2013), sự thực thi luật pháp chống bán phá giá đã bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trong các ngành công nghiệp Cao su và Nhựa, ngành sản xuất Hóa chất và các sản phẩm liên quan cũng như ngành Kim loại cơ bản và Dệt may khỏi những nguy cơ bán phá giá đến từ các công ty Nhật Bản và Brazil.

Ngoài ra, trong số 24 vụ việc CBPG được ghi nhận ở Mexico trong giai đoạn 1994-1998, Nghiên cứu của Mendieta (2004) cho rằng, các ngành công nghiệp yếu ớt trong nước tham gia vào sản xuất các sản phẩm như hóa chất, thép, thực phẩm, cao su, giấy được hưởng lợi nhiều nhất từ các biện pháp CBPG.

Ngoài vai trò bảo hộ, các chính sách CBPG, cũng giống như một công cụ trong chính sách thương mại, còn thúc đẩy phúc lợi trong các nền kinh tế đang phát triển bằng cách chuyển lợi nhuận từ bên bán phá giá sang phía nền kinh tế đang phải chịu tác động của bán phá giá.

Được đề cập đến như “Hiệu ứng chuyển dịch thuế” (Rent-shifting Effect) trong nghiên cứu của  Krugman-Brander (1983), các biện pháp chống bán phá giá chuyển lợi nhuận từ nền kinh tế nước ngoài tham gia bán phá giá về phía thị trường đang bị bán phá giá thông qua doanh thu nhập khẩu. Trong thực tế, vai trò chiến lược của các chính sách này trong việc nâng cao doanh thu mang lại có tác động tích cực trong trung và dài hạn đến những nền kinh tế của các nước đang phát triển.

Mặc dù ý nghĩa bảo hộ của chính sách chống bán phá giá trong việc bù giá trước những lợi thế không công bằng về giá của các nhà xuất khẩu nước ngoài, nhược điểm của nó cũng đã được ghi nhận trong các tài liệu (Nghiên cứu của Niels, 2000; Nghiên cứu của Prusa và Skeath năm 2001; Nghiên cứu của Prusa và Skeath 2002; Nghiên cứu của Ganguli, 2008; Nghiên cứu của Aggarwal, 2010). Mặc dù không đủ đầy đủ, các tài liệu này, trong phần tiếp theo, đã xác định một số tác động tiêu cực liên quan đến việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá ở những nước đang phát triển.

Nguyên nhân của hành vi bán phá giá

Nguyên nhân chính là vì hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước xuất khẩu nhằm chiếm lấy thị trường tăng thu lợi nhuận. Do đó, nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa, các nước thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh vụ kiện chống bán phá giá từ thực tế.

Tự do hóa mậu dịch dẫn đến tình trạng lạm dụng biên pháp chống bán phá giá:

Trong xu thế tự do hóa toàn cầu về mậu dịch ngày càng trở nên phổ biến, việc từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan buộc nhiều nước phải áp dụng các biện pháp chế tài đơn phương để bảo hộ hàng sản xuất trong nước. Một kết quả của việc mở cửa thị trường chính là sự cạnh tranh lành mạnh và nền kinh tế nhờ qui mô mở rộng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu có thể làm thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước. Chính vì vậy, biện pháp chống bán phá giá được coi là biện pháp bảo hộ có chỉ đạo, nhằm 3 sử dụng các thủ tục pháp lý và các lập luận kinh tế không rõ ràng để làm nhầm lẫn và thanh minh cho việc bảo hộ.

Các quy định của pháp luật chống bán phá giá:

Theo quy định Chống bán phá giá của WTO và một số nước Hoa Kỳ, EU, Canada,… trong trường hợp số lượng sản phẩm nhập khẩu từ một nước thấp hơn 3% tổng số lượng sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới thì đơn kiện sẽ bị bác bỏ và các vụ kiện sẽ chấm dứt. Do đó, nếu một nước có số lượng sản phẩm nhập khẩu từ 3% trở lên so với tổng số lượng nhập khẩu từ các nước khác sẽ bị kiện là bán phá giá.

Xem thêm bài liên quan:

1900.0191