Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.

Nước ta đã trải qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế đang trên đà phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên không thể phủ nhận những biểu hiện tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại, đặc biệt là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm gia tăng với tính chất nguy hiểm gây thiệt hại tài sản cho nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Với vai trò là nền tảng kinh tế – xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó có biện pháp hình sự. Điều này được thể hiện trong việc xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Hiện nay, các tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra rất phổ biến, trong đó tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ khá lớn. Nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây thương tích thậm chí gây chết người ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn của nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội.

Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật số 100/2015/QH13) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017, cả hai Luật trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã trở thành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan pháp luật áp dụng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng trong cả nước đã có nhiều cố gắng trong phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội cướp giật tài sản và đạt được những kết quả nhất định.

Đặc biệt với những Thành phố phát triển về du lịch và có điều kiện về kinh tế, xã hội phức tạp như Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh thì các tội phạm đặc biệt là tội phạm về tội cướp giật tài sản vẫn đang diễn biến phức tạp gây tác hại nhiều mặt và gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn của xã hội.

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc và hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh xác định nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ đó có những yêu cầu và bảo đảm đấu tranh, phòng chống có hiệu quả là cần thiết.

Trong quá trình phát triển hệ thống lý luận đã có rất nhiều công trình nghiên cứu góp phần tạo nên sự phong phú cho nền tảng lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản. Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu về tội cướp giật tài sản không phải là vấn đề mới.

Tuy nhiên, các công trình đã nghiên cứu được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, qua tìm hiểu cho thấy việc nghiên cứu về tội phạm này hoặc mang tính tổng quát, hoặc mang tính riêng biệt ở từng địa phương. Vì vậy, đề tài “Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh” chỉ là thực trạng xét xử tội cướp giật tài sản tại tòa án nhân nhân thành phố với những số liệu mới nhất từ năm 2014-2019, những hạn chế, khó khăn khi áp dụng điều luật này trong xét xử, qua đó nêu ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử.

Chương 1: Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây.

1.1 Giới thiệu địa bàn thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

1.1.1 Tình hình kinh tế

“Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ long được xác định là: Công nghiệp – du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông – lâm nghiệp và hải sản. Năm 2014, GDP của thành phố đạt 22000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp và xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ và du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm”[13,tr12]. Theo quy hoạch thành phố Hạ Long chi thành 5 vùng kinh tế

Năm 2018 thu ngân sách của thành phố là 36.802 tỷ đồng, và thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 6.120 USD/năm, bằng 2,5 lần so với cả nước.

Với vị trí là trung tâm của các hoạt động kinh tế, Hạ Long giữ vị trí quan trọng trong tỉnh về nguồn thu ngân sách, đóng góp một phần lớn cho ngân sách tỉnh và Trung ương. Về mặt phát triển kinh tế, xét trên tổng thể, thành phố Hạ Long đã có những tiến bộ. Về tăng trưởng chung, phù hợp với mục tiêu đề ra, nhưng có phần chậm lại do tình hình kinh tế vĩ mô thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố tăng từ khoảng 66% lên khoảng 76%. Thành phố đạt cao hơn mức trung bình của toàn Tỉnh ở mức 54% và vượt các địa phương khác như Cẩm Phả (60-65%), Uông Bí (60-65%) và Đông Triều (20-30%).

Tuy nền kinh tế của thành phố phát triển chậm lại trong một vài năm trở lại đây do tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và biến động của ngành than. Trong năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của Hạ Long ở mức 0,58%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Tỉnh cũng từ đó phát sinh ra rất nhiều tệ nạn xã hội, những lao động thất nghiệp, không có công ăn việc làm thường thiếu tiền tiêu, xa ngã vào các tệ nạn xã hội. Những đối tượng này thường rất mạnh động, táo bạo, nguy hiểm, hoạt động có tổ chức, trong có đó Tội phạm cướp giật tài sản.

1.1.2 Tình hình văn hóa- xã hội

Về dân cư: Năm 2016, thành phố Hạ Long ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác gồm: Tày, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Mường, Thái, Nùng, Hán, Thổ, PaKo, Sán Chỉ, Thanh Y, Thái Thổ, H Mông với 830 nhân khẩu sống chủ yếu ở các phường Hà Phong, Đại Yên, Việt Hưng, Hà Khánh. Dân số toàn thành phố năm 2018 là 274.000-305.000 người. Ngoài ra, Hạ Long cũng là Thành phố có dân số tương đối trẻ. “Theo thống kê chính thức từ Chi cục thống kê thành phố Hạ Long đã cho thấy khoảng 55% dân số thành phố hiện nay đang trong độ tuổi lao động. Thực tế, 31% trong tổng số lực lượng lao động nằm trong độ tuổi dưới 35” [14-Tr11].

Về giáo dục Thành phố có các trường đào tạo hệ cao đẳng, đại học là: Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Đại học Hạ Long cơ sở 2, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và 4 trường Trung cấp dạy nghề, 12 trường THPT (Cả các trường liên cấp), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS và Tiểu học. Năm 2002, thành phố được công nhận phổ cập Trung học cơ sở.

Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo cũng trở nên rõ rết, tạo mâu thuẫn trong xã hội, việc làm cho người lao động vẫn còn là vấn đề lan giải, các chính sách xã hội còn nhiều bất cập, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Từ các tội phạm của thành phố có thể thấy: giới tính độ tuổi, học vấn, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nơi cưa trú,…có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Cùng với đó là vai trò của các nhân trong cộng đồng, nguyên nhân và điều kiện tình hình Tội cướp giật tài sản cũng bắt nguồn từ tình hình kinh tế, văn hóa xã hội.

1.1.3 Tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là một thành phố có tình hình xã hội khá phức tạp, kinh tế và du lịch phát triển nên  vấn đề về đảm bảo an ninh trật tự luôn được đề cao chú trọng. Tuy nhiên , tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp sự xuất hiện của một số loại tội phạm như tội phạm công nghệ cao, tội phạm về xâm phạm trật tự công cộng nổi lên trong những năm vừa qua.

TênSố vụ án
Án ma túy156 vụ (chiếm 39,9%)
Án chiếm đoạt tài sản108 vụ (chiếm 27,6 %)
Án xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm52 vụ (chiếm 13,2%)
Án giao thông32 (chiếm 8,18%)
Án khác43 (chiếm 10,9%)
Bảng 1.1.3a: Tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2019

Qua bảng 1.1.3a có thể thấy tình hình tội phạm ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào năm 2019 diễn biến khá phức tạp, số lượng vụ án ma túy chiếm số lượng cao nhất, sau đó là các vụ án về chiếm đoạt tài sản, tiếp đến là các vụ án xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; các vụ án về giao thông và các án khác

Sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long có diện tích 1.119,12 km², dân số là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km². Như vậy, hiện nay Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.

Với diện tích và mật độ dân số lớn như vậy, trong năm 2019, Thành phố Hạ Long xảy ra 1768 vụ, việc các loại( trong đó có 391 vụ án) (tòa án nhân dân Thành Phố Hạ Long thụ lý mới 1651 vụ, việc, đã giải quyết 1685 vụ, việc, đạt tỷ lệ giải quyết 95,2%. Số còn lại hầu hết là mới và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. “Năm 2019 tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn Thành phố đã giảm 40 vụ, việc phải giải quyết và giảm 152 vụ, việc thụ lý mới so với cùng kỳ năm trước (năm 2018 xảy ra 1807 vụ, việc và thụ lý mới 1802 vụ, việc). Tỷ lệ giải quyết các vụ, việc năm 2019 tăng lên so với năm 2018 (năm 2018 đã giải quyết 1691 vụ, việc đạt 93,6%.)”[16, tr2].

Tổng số vụ án hình sự xảy ra trong năm 2019 là 390 vụ/ 564 bị cáo. Trong đó Tòa án Thành phố Hạ Long đã thụ lý mới 386 vụ/557 bị cáo, năm cũ chuyển sang 04 vụ/07 bị cáo, đã giải quyết được 376 vụ/557 bị cáo, chiếm tỉ lệ 98,9% về số vụ;  98,7% về số bị cáo. Xét xử 370 vụ = 582 bị cáo, đình chỉ 01 vụ= 01 bị cáo do người bị hại rút yêu cầu; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 15 vụ = 28 bị can, các vụ án trả hồ sơ đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật.

Đối với án hình sự: có khoảng 300 vụ trên toàn thành phố, tính cả những vụ án chưa được Tòa án thụ lý.

Đối với án tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và tuyên bố phá sản.

Do là Hạ Long là địa bàn trung tâm của tỉnh, tập trung đông dân cư và có nhiều dự án kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư nên tình hình khiếu kiện, tranh chấp dân sự diễn ra rất phức tạp, số vụ án khởi kiện ngày càng tăng. Các vụ việc tranh chấp dân sự thường tập trung vào các lĩnh vực hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai, nhà cửa; tín dụng ngân hàng, thế chấp, vay mượn… Trong các vụ việc dân sự thì số vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình, sau đó đến các vụ án về dân sự, kinh doanh thương mại.

Các vụ, việc dân sự nói chung, đã xảy ra  1377 vụ, việc các loại (Tòa án đã thụ lí mới 1264 vụ, việc các loại;  đã giải quyết được 1298 vụ, việc các loại (chiếm 94,2%). Trong đó:

Vụ, việc hôn nhân gia đình đã xảy ra 1046 vụ,Tòa đã giải quyết 1093,  đã giải quyết 1068 vụ, việc; đạt tỷ lệ 97,6%;  giảm 152 vụ, việc so với cùng kỳ năm trước (năm 2018 xảy ra 1197 vụ, việc);

 Vụ, việc dân sự  xảy ra mới 173 vụ, việc; tổng phải giải quyết 221 vụ, việc;  Tòa án đã giải quyết 175 vụ, việc; đạt tỷ lệ 79,2%; tăng 02 vụ thụ lý mới so với cùng kỳ năm trước (năm 2018 xảy ra 170 vụ, việc)

Án lao động xảy ra 01 vụ, đã giải quyết 01 vụ, đạt tỷ lệ 100%;

Không có án hình chính

Án kinh doanh thương mại xảy ra mới  45 vụ, phải giải quyết  61 vụ, đã giải quyết 53 vụ, đạt tỷ lệ 86,9%;  giảm 13 vụ thụ lý mới so với cùng kỳ năm trước (năm 2018 xảy ra 58 vụ)

Bài tiểu luận “Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh”

1.2 Giới thiệu về tòa án nhân dân thành phố Hạ Long

Tên đơn vị: Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long. Địa điểm trụ sở: phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh. Về quá trình thành lập Tòa án nhân dân thị xã Hòn Gai được thành lập ngay từ khi giải phóng vùng mỏ năm 1955. Năm 1993, cùng với việc đổi tên thị xã Hòn Gai, Tòa án được đổi tên thành Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long.Toà án nhân dân thành phố Hạ Long nằm trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”[17].

Về cơ cấu tổ chức:  cơ quan có 41 cán bộ công chức và người lao động. Trong đó có 18 Thẩm phán, 01 Thẩm tra viên và 18 thư ký Toà án, 04 chuyên viên. Toàn bộ thẩm phán và thư ký 100% có trình độ đại học, có 10 đồng chí có trình độ cao học bao gồm:

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long.
Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long

Về tổ chức Đảng, cơ quan có Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy Hạ Long với 38 Đảng viên, sinh hoạt tại 03 chi bộ trực thuộc. Trình độ lý luận chính trị: có 03 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị; 20 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị; còn lại đều có trình độ sơ cấp chính trị. Về đoàn thể, có Công đoàn cơ sở, Chi Đoàn thanh niên, Chi Hội luật gia.

Về chức năng nhiệm vụ được giao: Toà án nhân dân Thành phố Hạ Long là cơ quan có chức năng giải quyết, xét xử các loại vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động theo thẩm quyền; thực hiện công tác thi hành án hình sự, các công tác khác theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của Tòa án nhân dân tối cao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội của địa phương. 

1.3 Thực tiễn áp dụng quy định tội cướp giật tài sản trong công tác xét xử tại tòa án nhân dân thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây

1.3.1 Phân tích số liệu tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến năm 2019

TP Hạ Long với diện tích 1.119,36 km2, quy mô dân số 300.267 người. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 33 đơn vị cấp xã, bao gồm toàn bộ 20 phường thuộc TP Hạ Long, thị trấn Trới và 12 xã thuộc huyện Hoành Bồ. Sau khi thực hiện sáp nhập, đơn vị hành chính TP Hạ Long mới sẽ là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Là đô thị lớn nhất cả nước về diện tích tự nhiên, lớn nhất về số đơn vị hành chính trực thuộc. Trong tương lai gần, TP Hạ Long sẽ trở thành hạt nhân của thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó góp phần tạo sức sống mới, động lực mới, lan tỏa phấn khởi tin tưởng; mở ra không gian phát triển rộng lớn trong thể thống nhất của một đơn vị hành chính; tăng cường khả năng liên kết vùng và liên vùng. Là một trong những thành phố có nhiều cơ sở giáo dục đào đạo đại học, cao đẳng,… với nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp mỗi năm và phần lớn trong số đó đã ở lại hạ Long để tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của mình.

Vì vậy, số lượng người thất nghệp, không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định ngày càng gia tăng. Điều đó làm tình hình tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn thành phố Hạ Long có những diễn biến phức tạp. Từ các số liệu bản án của Tòa án nhân nhân thành phố Hạ Long cho thấy đối tượng phạm tội không có nghề nghiệp ổn định chiếm 67,01%, đối tượng phạm tội không có nghề nghiệp chiếm 20,28%, đối tượng phạm tội có nghề nghiệp nhưng không ổn định 12,71%, không có việc làm đã thúc đẩy tội phạm ngày càng gia tăng do mong muốn có tiền thỏa mãn nguyện vọng và sở thích cá nhân nên cướp giật tài sản là cách nhanh nhất để kiếm tiền thỏa mãn nhu cầu của họ một cách nhanh nhất.

Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản cho thấy việc đô thị hóa và sự phát triển của các khu công nghiệp, du lịch trên địa bàn thành phố, đã dẫn đến mặt trái của xã hội cũng không nhỏ, đối tượng phạm tội ngoài những đối tượng thất nghiệp hoặc không có việc làm trong đó chiếm một số nhỏ những trẻ em vị thành niên, trong đó có các gia đình có kinh tế khá giả thường cho con cái sử dụng đồng tiền một cách dễ dàng nên không biết được giá trị của đồng tiền, thường sử dụng nó để lấy “oai” lấy sĩ diện với bạn bè, đến khi bố mẹ không còn điều kiện chu cấp hoặc siết chặt chi tiêu lại thì nguồn tiêu sài bị hạn chế và không có tiền để tiếp tục đáp ứng nhu cầu bản thân thêm và đấy là sự cám dỗ, lôi kéo kích thích của các đối tượng xấu, dẫn đến việc phạm tội, trong đó có tội cướp giật tài sản. Tình hội tội phạm nói chung và tội Cướp giật tài sản nói riêng được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

NămTình hình tội phạm hình sự trên địa bàn TP Hạ Long
Tội cướp giật tài sảnTổng số tội phạm
Vụ  So sánh tỷ lệ (%)VụSo sánh tỷ lệ (%)
20144+2 (+17,3%)305-5(-16,9%)
20155+1 (+21,7%)297-8 (-16,5%)
20161-4 (-4,3%)270-27 (15,01%)
20173+2 (+13,04%)281+11(+15,6%)
20188+5 (+34,7%)278-3 (15,4%)
20192-6 ( -8,6%)367+89 (+20,4%)
Tổng23 1798 
Bảng 1.3.1a Tình hình tội cướp giật tài sản và tình hình tội phạm trên đại bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Tình hình tội phạm trên đại bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 1.3.1 b: Tình hình tội phạm trên đại bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Về số vụ phạm pháp hình sự: Trong 6 năm,thành phố Hạ Long có tổng 1798 vụ án hình sự trên địa bàn thành phố, trong đó có 23 vụ án về tội cướp giật tài sản. Tình hình tội phạm nói chung có xu hướng giảm dần đến năm 2016 và có nhiều biến động qua các năm. Số vụ án tăng vào năm 2017 lên 281vụ sau đó giảm vào năm 2018 và tăng lên 367 vụ vào năm 2019. Cụ thể tổng số tội phạm vào năm 2015 giảm so với 2014 là 8 vụ khoảng 15,6%, số tội phạm tiếp tục giảm mạnh vào năm 2016 là 27 vụ khoảng 15,01%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 11 vụ khoảng 15,6%, năm 2018 giảm so với năm 2017 là 3 vụ khoảng 15,4%, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 89 vụ khoảng 20,4%.

Về số vụ cướp giật tài sản: Trong 6 năm tình hình tội cướp giật tài sản nhìn chung có giảm nhưng lại tăng trở lại: năm 2014 tăng 2 vụ khoảng 17,3 %, năm 2015 tăng so với năm 2015 là 1 vụ  khoảng 21,7%, năm 2016 giảm so với năm 2015 là 4 vụ khoảng 4,3%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 2 vụ khoảng 13,04%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 5 vụ khoảng 34,7%, năm 2019 giảm so với năm 2018 6 vụ khoảng 8,6%

 Tội cướp giật tài sản
NămSố vụ ánSố bị cáo
201446
201558
201611
201735
2018811
201923
Tổng2334
Bảng 1.3.1cTình hình tội Cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hạ Long  từ năm 2014 – 2019
Sơ đồ tình hình tội Cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hạ Long từ năm 2014 – 2019.
Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 1.3.1d  Sơ đồ tình hình tội Cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hạ Long từ năm 2014 – 2019

“Do đặc điểm của loại tội phạm này diễn ra nhanh chóng, người bị hại cũng như người xung quanh chưa kịp phản ứng thì đối tượng đã tẩu thoát thành công, một phần do người dân lơ là, thiếu cảnh giác trong việc bảo quản tài sản và sự thiếu tích cực trong công tác tuần tra phòng ngừa tội phạm cũng như trong quá trình điều tra xét xử”[19,tr6].

Xem xét mối tương quan giữa tội Cướp giật tài sản với tổng số tội phạm hình sự trên địa bàn Thành phố Hạ Long có thể thấy tội phạm thuộc tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ khá nhỏ nhưng biến động nhiều và có xu hướng giảm mạnh vào năm 2019 (2 vụ). Số bị cáo bị bắt giữ về tội Cướp giật tài sản cũng có chiều hướng tăng lên dù số vụ án thì đang có chiều hướng giảm xuống do các đối tượng hoạt động theo nhóm để dễ dàng thực hiện hành vi cướp giật hơn.

Vụ án thực tế:

Vụ án 1[2]

Bị cáo Hà Duy Toàn, chưa có tiền sự. Tiền án:  ngày 10/9/2015, xử phạt 15 tháng tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ngày 16/5/2017,xử Phạt 15 tháng tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Bị cáo Vũ Quốc Long: chưa có tiền sự. Tiền án: – Ngày 27/4/2015, xử phạt 15 tháng tù vê tội “Trộm cắp tài sản”. Ngày 17/7/2017, bị xử phạt 15 tháng tù về tội “lừa đản chiếm đoạt tài sản”

Bị hại:  Bà Nguyễn Thị Luyến, sinh năm 1959, địa chỉ: Tổ 2, khu 6A, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung vụ án:  Hà Duy Toàn và Vũ Quốc Long có mối quan hệ bạn bè ngoài xã hội từ trước. Sáng ngày 18/1/2019, tại phòng trọ của Toàn ở phường Cao Thắng, Hạ Long, Quảng Ninh, Toàn và Long rủ nhau đi cướp giật tài sản, cụ thể: Toàn điều khiển xe mô tô của Toàn, chở Long, khi phát hiện thấy người có tài sản trên đường cơ sở, Toàn sẽ điều khiển xe áp sát để Long giật tài sản rồi bỏ chạy. Hà Duy Toàn điều khiển xe moto nhãn hiệu YAMAHA không gắn biển kiểm soát của Toàn. Chở Long khi đi đến trước của Ngân Hàng Quân Đội chi nhánh Quảng Ninh phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Toàn phát hiện thấy bà Nguyễn Thị Luyến đang đi bộ trên vỉa hè, trên vai đeo túi sách. Toàn điều khiển xe mô tô áp sát vào Bà Luyến để Long với tay giật chiếc túi xách của bà Luyến và tẩu thoát, Toàn diều khiển xe về phòng trọ của Toàn .Tại phòng trọToàn Long chia mỗi người 4.000.000đ (Bốn triệu đồng) tiền vừa cướp giật được, chiếc điện thoại Iphone 8 thì Toàn giữ. Chiếc túi xách và số giấy tờ còn lại Long mang vứt ở bãi rác gần nhà trọ của Toàn.

Sau khi bà Luyến trình báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ,Công an phường Cao Thắng phối hợp với Công an tỉnh thành phố Hạ Long đã tiến hành điều tra và đã phát hiện được đối tượng thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó kiểm tra hộ khẩu tại phòng trọ của Hà Duy Toàn, thu giữ của Toàn 01 chiếc điện thoại iphone 8 màu đỏ, 01 chiếc điện thoại 5s màu xám, thu giữ tại phòng trọ 01 xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA không gắn biển kiểm soát, kiểm tra trong cốp xe thu giữ 01 biển kiểm soát 14P9-2010. Cùng ngày, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hạ Long bắt giữ khẩn cấp đối với Hà Duy Toàn, thu giữ trong người toàn 2.600.000đ (hai triệu sáu trăm nghìn đồng).Và bắt khẩn cấp đối tượng khác vào cùng ngày.

Bài tiểu luận “Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh”

Quyết định:

Sau quá trình truy tố và xét xử Tòa tuyên bố: bị cáo Hà Duy Toàn phạm tội “cướp giật tài sản”, xử phạt 48 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày 18/01/2019. (Căn cứ vào điểm d, I khoản 2 Điều 171, điểm s khoản 1 điều 51, Điều 58 bộ luật hình sự)

Bị cáo Vũ Quốc Long phạm tội “Cướp giật tài sản”. Xử phạt bị cáo Vũ Quốc Long 42 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày 20/01/2019. (Căn cứ vào điểm d, i, khoản 2 Điều 171, Điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 58 Bộ luật hình sự.)

Từ vụ án có thể thấy hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu chính đáng về tài sản của người khác, là khách thể quan trọng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các bị cáo đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội, sử dụng xe mô tô để thực hiện việc cướp giật tài sản của người khác nên thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” và “dùng thủ đoạn nguy hiểm” –đây là tình tiết định khung hình phạt.

Về tính chất, mức độ thực hiện tội phạm: hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bởi quyền sở hữu về tài sản là một trong các quyền sở hữu cơ bản của công dân, mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật đến đều bị nghiêm cấm và nghiêm trị.Các bị cáo biết và nhận thực được điều đó nhưng thiếu ý thức pháp luật, ham chơi đua đòi, thích hưởng thụ nên các bị cáo đã thực hiện tội phạm nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Để đạt được mục đích các bị cáo đã sử dụng xe mô tô, không gắn biển kiểm soát để tránh bị phát hiện, tìm đối đượng là phụ nữ (là người không có khả năng chống cự) để thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Khi thấy bị hại bà luyến đi bộ trên vỉa hè, đeo trên vai túi xách , các bị cáo đã điều khiển mô tô đi lên vỉa hè, nơi dành cho người đi bộ để thực hiện hành vi cướp giật tài sản, rồi nhanh chóng chạy thoát. Hành vi của bị cáo có thể gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người bị hại và người khác tham gia giao thông. Điều đó thể hiện các bị cáo là những đối tượng rất manh động, táo bạo, liều lĩnh, coi thường sức khỏe và tài sản của người khác

“Hành vi phạm tội của bị cáo gây tâm lý bất an trong nhân dân, gây mất trật tự, trị an trên địa bàn. Vì vậy, việc đưa các bị cáo ra xét xử và áp dụng một mức hình phạt tương xứng với hành vi mà các bị cáo đã gây ra là cần thiết. Nên cần cách ly các bị cáo khỏi xã hội một thời gian nhất định để cải tạo, giáo dục cũng như phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm nói chung”[18,tr11].

Vụ án 2[5]

Bị cáo: Trần Đức Huy, không có tiền án, tiền sự

Bị hại: Nguyễn Thị Thu Hằng

Nội dung vụ án: Khoảng 22 giờ ngày 28/7/2019, Trần Đức Huy điều khiên xe mô tô đi từ Phường Bãi Cháy, Thành Phố Hạ Long sang khu Phường Bạch Đằng Thành phố Hạ long, mục đích tìm sơ hở để cướp giật tài sản. Khi đến khu vực cầu Bãi Cháy thì Huy phát hiện xe do anh Nguyễn Minh Tuấn điều khiển chở chị Nguyễn Thị Thu Hằng đang cầm 01 ví trên tay, nên Huy bám theo xe một của anh Tuần để cướp giật chiếc ví này. Huy điều khiển xe môt bám theo xe anh Tuấn đến đoạn vòng xuyến Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng Ninh, thì Huy điều khiển xe vượt lên bên trái xe anh Tuấn, giật chiếc ví của chị Hằng nhưng chị Hằng giằng lại nên cả 02 xe ngã đổ ra đường, chị Hằng liền hô hoán  “cướp, cướp”, sau đó Huy định bỏ chạy được khoảng 5m thì định quay lại định lấy xe bỏ chạy thì bị Anh Tuấn giữ lại cùng người dân và anh Trần Văn Hòa là cán bộ đội cảnh sát giao thông, trật tự Công an Thành phố Hạ long bắt quả tang đưa về Công an Thành phố Hạ Long xử lí.

Sau quá trình truy tố và xét xử Tòa tuyên án : Trần Đức Huy phạm tội “Cướp giật tài sản” Xử phạt 36 tháng tù thời hạn tù tính từ ngày 28/7/2019.Áp dụng tại điểm a, khoản 1, Điều 23, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự.

Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản, từ vụ án có thể thấy hành vi của bị cáo là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, sử dụng phương tiện xe máy thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người đang tham gia giao thông là vô cùng nguy hiểm có thẻ gây thiệt hại về sức khỏe, thâm chí cả tính mạng. Hành vi của bị cáo đã xâm phạm tới quyền sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân. Bản thân bị cáo nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật trong thiếu tu dưỡng rèn luyện lại lười lao đồng và để có tiền ăn tiêu đã thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy cần phải xử lý nghiêm đối với bị cáo để cải tạo giáo dục và phòng ngừa chung cho xã hội.

1.3.2 Một số thuận lợi và khó khăn, hạn chế trong viêc áp dụng quy định của tội cướp giật tài sản trong công tác xét xử tại tòa án nhân dân Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

*Thuận lợi:

Trong những năm qua, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long đã kết hợp với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, lực lượng công an các cấp bắt giữ, xét xử hàng chục vụ án trên các lĩnh vực khác nhau trong đó có vụ án về tội cướp giật tài sản. Với sự nỗ lực làm việc của các thẩm phán, thư kí, công tác xét xử tại Tòa Án nhân dân thành phố Hạ Long luôn được đề cao và diễn ra công minh, đúng pháp luật, đặc biệt là trong việc áp dụng quy định của tội Cướp giật tài sản.

“Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long luôn thực hiện tốt chủ trương chính sách và pháp luật. Đã quán triệt, triển khai hiệu quả các quy định về xét xử. Trong năm không có khiếu kiện, không có cán bộ vi phạm chính sách, pháp luật và kỷ luật, được quần chúng nhân dân tin yêu” [13,tr6].

Phát huy tốt dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống, động viên cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức trong cơ quan. Tạo điều kiện để các đồng chí  được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ; nâng cao trình độ. Đơn vị đã có 09 đồng chí đạt trình độ thạc sỹ luật. Thành phố Hạ Long cũng là đơn vị rất tích cực thực hiện các phong trào thi đua, phong trào khác của địa phương và của ngành với chất lượng cao.

Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long đã tập trung triển khai nhiều giải pháp tích cực, tăng cường công tác phối hợp, động viên cán bộ khắc phục khó khăn trong giải quyết án trộm cắp tài sản,  để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án và đã đạt được kết quả tích cực (năm 2019 thành phố Hạ Long chỉ còn 2 vụ án về tội cướp giật tài sản giảm 8,6% so với năm 2018 [22]), vượt chỉ tiêu ngành giao.

Về cơ bản công tác xét xử các vụ án về tội cướp giật tài sản đã bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có oan sai, không lọt người phạm tội. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo tính nghiêm minh, tương xứng với tính chất, hành vi, nhân thâm người phạm tội. Việc xử phạt tù hay cho hưởng án treo đều đảm bảo quy định của pháp luật

Để giải quyết lượng lớn các vụ án về tội cướp giật tài sản (như năm 2018, thành phố Hạ Long có 8 vụ án về tội cướp giật tài sản với tội phạm có tính chất manh động, có tổ chức, có kế hoạch, liều lĩnh và coi thường pháp luật, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của người dân [22]) Tòa án thành phố đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đổi mới cải cách thủ tục tiếp nhận đơn, thụ lý đơn; tăng cường công tác tiếp đương sự, công tác phối hợp để rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

Quá trình giải quyết các loại vụ án cướp giật tài sản, Tòa án đã tiếp tục triển khai, nâng cao chất lượng các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp: triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng, đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo; điều hành phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp, tạo điều kiện tối đa cho các bên tranh luận một cách dân chủ, khách quan, đảm bảo các quyền tố tụng của đương sự tại phiên toà. Toà án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư đến nghiên cứu hồ sơ, giải quyết thủ tục bào chữa nhanh gọn, quá trình xét xử luôn tôn trọng quyền của luật sư để họ tham gia tố tụng đúng quy định. Để đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo chưa thành niên, Toà án đã phối hợp có hiệu quả với Trung tâm trợ giúp pháp lý và Đoàn luật sư của tỉnh để cử luật sư bào chữa.

*Khó khăn, Hạn chế

Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản thì bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, việc áp dụng quy định của tội Cướp giật tài sản trong công tác xét tội phạm này trên địa thành phố Hạ Long tại Tòa án nhân dân gặp những khó khăn, hạn chế sau:

Ở Tội Cướp giật tài sản thì hành vi cướp giật xảy ra trong chớp nhoáng, người phạm tội tự thực hiện hành vi phạm tội của mình cho nên tội phạm sớm hoàn thành hơn những tội khác. Do vậy, việc xác định đồng phạm trong tội cướp giật là điều không dễ dàng, làm cho công tác xét xử ở Tòa án gặp phải nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn trong quá trình xét xử đối tượng phạm tội.

Trong công tác xét xử tội phạm còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Tội phạm tội cướp giật tài sản hoạt động rất tinh vi và liều lĩnh với nhiều hình thức khác nhau. Hành vi cướp giật xảy ra chớp nhoáng và nhanh chóng tuy nhiên theo quy định của bộ luật hình sự lại chưa quy định rõ ràng, cụ thể hành vi khách quan của tội Cướp giật tài sản vì thế Tòa án rất khó trong việc xác định loại tội phạm để có thể tiến hành xét xử và luận tội đúng theo tội danh đã quy định tại Bộ luật hình sự. Những vướng mắc này chủ yếu phát sinh đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện một cách đặc trưng, rõ ràng, các yếu tố cấu thành tội phạm. Hành vi của người phạm tội có nhiều yếu tố khác nhau của các tội phạm khác nhau, như  hành vi của người phạm tội vừa có yếu tố gian dối nhưng lại có thêm yếu tố nhanh chóng, công khai, hoặc hành vi phạm tội vừa có tính công nhiên nhưng lại thêm yếu tố nhanh chóng tẩu thoát. Việc khó xác định tội danh khi xét xử tội phạm, đồng phạm có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm, hoặc cung cấp thiếu thông tin dẫn đến việc định tội của Tòa án cũng bị sai theo. Từ đó áp dụng sai hình phạt đẫn đến nhiều bức xúc trong dư luận.

1.4 Một số nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trên

1.4.1 Nguyên nhân từ việc áp dụng các quy định của Bộ luât hình sự về tội cướp giật tài sản

Thứ nhất là các quy định các nhà làm luật nêu trong trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) chưa quy định rõ ràng, cụ thể hành vi khách quan của tộiCướp giật tài sản. “Theo luật hình sự Việt Nam những quan hệ xã hội được xác định trong điều 8 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Khách thể của tội phạm nói chung là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định” [1, Trg 349]: ví dụ như tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản (điều 168 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) đều có khách thể giống nhau đều là xâm phạm quyền sở hữu và đều là các tội có tính chiếm đoạt tài sản.

 Từ thực tiễn xét xử có thể thừa nhận hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản mà không dung vũ lực, không đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người khác và tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản đòi hỏi người phạm tội đều có hành vi chiếm đoạt tài sản dù đã hoàn thành hay chưa. Hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi dịch chuyển tài sản đang do người khác quản lý thành tài sản của mình một cách bất hợp pháp. Chiếm đoạt tài sản không còn là mục đích mà phải là hành vi được thực hiện trên thực tế. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bằng cách bất ngờ giật, giằng lấy tài sản từ tay người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát của tội Cướp giật tài sản nên khá giống với một số tội trong Bộ luật hình sự  2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo TS. Phạm Mạnh Hùng, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, định nghĩa: “Tội Cướp giật tài sản là hành vi công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý mà không dùng vũ lục, không đe doạ dùng vũ lực hay thủ đoạn uy hiếp tinh thần nào khác” [4, trg 167] Điều văn của điều luật cũng không quy định nhưng hậu quả của tội cướp giật tài sản, nhưng trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc những thiệt hại khác, nhưng về lý luận tội cướp giật tài sản  là tội phạm có cấu thành vật chất. Người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm hoàn thành, nếu có hành vi giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. “Vì vậy nếu hành vi dùng vũ lực mà không làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, không đến mức làm tê liệt ý chí phản kháng của nạn nhân hoặc làm cho sự phản kháng không thể xảy ra nhằm chiếm đoạt tài sản như định (mong muốn) đánh, bắn, chém… bị thương người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ nhưng lại bắn chệch hoặc bị người này tránh được và ngăn chặn hay chống lại được và cũng không chiếm đoạt được tài sản là trường hợp phạm tội chưa đạt” [10,tr24].

Tội cướp giật tài sản là tội phạm nghiêm trọng nên luật không quy định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu cấu thành tội phạm như đối với các tội khác như tội trộm cắp, tội công nhiên chiếm đoạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Do đó người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị rất nhỏ ( hoa tai giả, dây chuyền giả) vẫn là phạm tội cướp giật tài sản.

Đối tượng tác động của tội Cướp giật tài sản là tài sản nói chung nhưng là tài sản nhỏ gọn, dễ lấy, dễ mang đi. Tuy nhiên, một số đối tượng vật chất tuy nhỏ, gọn nhẹ, dễ dịch chuyển nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên sẽ không là đối tượng của tội Cướp giật tài sản. Ví dụ nếu đối tượng là vũ khí quân dụng thì hành vi chiếm đoạt đối tượng này sẽ cấu thành tội quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Hoặc hành vi cướp giật tài sản mà đối tượng cướp giật là chất phóng xạ, vật liệu  hạt nhân… thì đã được quy định thành một số tội độc lập khác trong Bộ luật hình sự.

Nên dẫn đến việc bắt giữ đối tượng có hành vi cướp giật tài sản nhưng lại khởi tố không đúng tội, kéo theo sự sai lệch trong xét xử tại Tòa án.

Thứ hai là khái niệm tội Cướp giật tài sản chưa được cụ thể hoá trong điều luật cụ thể. Điều luật chưa nêu được khái niệm của tội Cướp giật tài sản mà chỉ nêu các khung hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và bổ sung, ví dụ: gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, từ 31% đến 60% thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, từ 61% trở lên thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ ba là trình độ lập pháp chưa cao. Các văn bản pháp luật khi ban hành chưa thực hiện được ngay mà còn phải chờ hướng dẫn nên người dân và ngay cả bản thân người những người thực hiện công việc đấu tranh, phòng chống tội phạm và cả những người làm công tác làm tư pháp không nắm được tinh thần, quy định của pháp luật. Các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn thường chậm, không có tính ổn định lâu dài do không có sự dự báo chính xác tình hình tội phạm. Thực tế yêu cầu phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân ngày càng cao, trong khi đó công tác giáo dục pháp luật chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do thiếu hiểu biết pháp luật mà người dân dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Như vậy, ý thức pháp luật của người dân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm tội.

Những thiếu sót này đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng

1.4.2 Nguyên nhân từ ý thức pháp luật của người dân

Về bản thân người phạm tội: Con người không chỉ là một sản phẩm của tự nhiên mà cũng là một chủ thể của xã hội.Thực tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cho thấy , đối với những thành tựu của nền kinh tế thị trường mang lại cụ thể, vật chất và tinh thần, nhu cầu của người dân từng bước được nâng cao và cải thiện rõ rệt, thì mặt trai của nó cũng tác động không nhỉ đến tình hình an ninh trật tự của địa phương. Trong điều kiện kinh tế phát triển để kiếm được tiền thỏa mãn nhu cầu của của bản thân, thể hiện cái “tôi” với bạn bè, xã hội, sử dụng đồng tiền để giải quyết,… vì vậy chỉ có cướp giật tài sản là nhanh nhất, kinh tế phát triển kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện: ma túy, bài bạc, …

Qua những tác động xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến con người và hình thành ý thức, nhân cách. “Qua nghiên cứu có thể thấy, người phạm tội có nhận thức lệch lạc về nhu cầu cá nhân và cách thức thoả mãn nhu cầu đó”(9- Tr65). Qua các vụ án Cướp giật tài sản trên thành phố Hạ Long người phạm tội đều có nhu cầu tiền bạc lớn cho những mục đích tiêu xài không chính đáng thậm chí là phạm pháp trong khi đó gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành ý định phạm tội.

Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản thì người phạm tội có lối sống không lành mạnh, có nhiều thói quen và quan hệ xã hội xấu. Đa số bị cáo phạm tội cướp giật tài sản có lối sống không lành mạnh, có những thói quen xấu như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy, nghiện game online, thường xuyên xem các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực…Đây là những đối tượng có tiền án, tiền sự, thường thoát ly sự quản lý của gia đình, bỏ nhà đi lang thang, sống theo nhóm một cách bấp bênh ở các nhà trọ, nhà nghỉ, công viên, gầm cầu, nhà bỏ hoang….. và kiếm tiền tiêu xài bằng cách trộm cắp, cướp tài sản và cướp giật tài sản. Hoặc các đối tượng tội phạm cướp giật tài sản chịu sự tác động tiêu cực từ môi trường gia đình như: gia đình hạn chế hiểu biết, là đân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, cấu trúc gia đình không hoàn hảo, gia đình có kinh tế khá giả nhưng phương pháp giáo dục con cái không đúng cách, quá khắt khe hoặc quá nuông chiều con cái tạo điều kiện hư hỏng hoặc ngược lại gia đình có điều kiện khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt với những tác động tiêu cực, cộng với việc túng thiếu cần gấp tiền tiêu,… sẽ nảy sinh ý định thực hiện hành vi phạm tội, đó là cướp giật tài sản.

Về phía nạn nhân: Mất cảnh giác, thiếu cẩn trọng trong việc cất giữ, bảo vệ tài sản. Khi bị cướp giật tài sản không tố giác với cơ quan chức năng vì nghĩ giá trị tài sản bị cướp giật không lớn, tâm lý e ngại khi tiếp xúc với cơ quan pháp luât nhiều thủ tục lằng nhằng, mất thời gian . Hơn thế người chứng kiến sự việc cướp giật tài sản cũng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ những thông tin cho Cơ quan điều tra vì sợ bị trả thù hoặc làm phiền.

Về phía người dân: Người già, phụ nữ, trẻ em cũng là những đối tượng mà người phạm tội cướp giật tập trung hướng đến. Bởi vì họ là những người thuộc nhóm yếu thế, ít có khả năng tự bảo vệ bản thân khi có hành vi phạm tội tác động.

Người dân còn thiếu thông tin về tình trạng, thủ đoạn cũng như địa điểm mà bọn cướp giật hay chọn để hành động. Từ  đó, người dân không chú ý đến việc bảo quản tài sản của bản thân. Sự sơ hở như đã nêu trên là một sự thật khá phổ biến và là một nguyên nhân của tội cướp giật tài sản. Nắm bắt được nguyên nhân này, chúng ta có thể có những biện pháp giúp người dân có ý thức cảnh giác, cách thức bảo quản hữu hiệu tài sản của mình như không vừa đi xe máy vừa cầm, nghe điện thoại di động, đeo túi xách trên vai…Việc tìm hiểu nguyên nhân này có lợi ích trong việc đề ra các biện pháp khả thi trong việc xoá dần và khắc phục tình trạng sơ hở trong quản lý tài sản.

Một số nghề nghiệp đặc trưng như kinh doanh vàng bạc, kinh doanh hàng hóa, kế toán khi vận chuyển tiền bạc… nhưng mất cảnh giác, thiếu sự quan sát, không có người bảo vệ đi cùng là những nghề nghiệp thường xuyên có nguy cơ là nạn nhân của tội cướp giật tài sản. Do thói quen thích khoe khoang mang nhiều đồ trang sức khi ra đường, mất cảnh giác, thiếu cẩn trọng trong việc cất giữ tài sản, nhiều cặp nam nữ tìm đến những nơi vắng vẻ tâm sự, vừa đi vừa nghe điện thoại đều là việc tạo cơ hội cho tội phạm thực hiện hành vi cướp giật tài sản.Sự mất cảnh giác, thiếu cẩn trọng trong việc cất giữ, bảo vệ tài sản là nguyên nhân đầu tiên trở thành nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản.

1.4.3 Nguyên nhân từ hoạt động của tòa án nhân dân Thành Phố Hạ long và sự phối hơp với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khác

Tại phiên tòa, việc xét xử vẫn đâu đó mang bóng dáng của tính hình thức,còn nhiền hạn chế, vai trò của hội thẩm nhân dân chưa được phát huy.Các thẩm phán không có cơ chế đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử. Những vụ án phức tạp, có nhiều nguồn, sức ép tác động. Hội đồng xét xử không thực hiện được quyền sự quyết mà đều phải quyết định theo các chỉ đạo từ trước hoặc xin ý kiến chỉ đạo. Việc áp dụng pháp luật của Tòa án không thống nhất, đa số hình phạt đối với tội cướp giật tài sản còn nhẹ, chưa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật cũng như chính sách pháp luật hình sự. 

Bên cạnh đó, Toà án nhân dân thành phố Hạ Long cũng gặp nhiều khó khăn như: số lượng án hàng năm rất lớn (trung bình khoảng 1200 vụ/năm), đặc biệt từ năm 2014 đến nay án tăng mạnh rất phức tạp; cơ sở vật chất chật chội thiếu thốn; kinh phí hạn hẹp, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý cán bộ công chức. Đội ngũ cán bộ thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên còn mỏng so với số lượng lớn vụ án trên địa bàn thành phố Hạ Long. Trình độ chuyên môn không đồng đều nên công tác xét xử các vụ án cướp giật tài sản còn chậm. Nhiều vụ án còn rơi vào tình trạng bế tắc, xử lý không dứt nên bọn tội phạm vẫn đương nhiên sống ngoài vòng pháp luật và lại tiếp tục gây án. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với nhau để đề ra kế hoạch tuyên truyền cho người dân, phòng, chống, mở các đợt truy quét tội phạm ở những địa bàn thường xuyên xảy ra cướp giật tài sản.

Bài tiểu luận “Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh”

Chương 2: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản tại tòa án nhân dân

2.1 Môt số kiến nghị hoàn thiện quy định của bộ luật hình sự hiện hành về tôi cướp giật tài sản

Dựa trên việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn xét xử  tội Cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh , em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đặc biệt là pháp luật hình sự để các cơ quan điều tra từ đó áp dụng pháp luật sao cho đúng, thống nhất giữa các cơ quan với nhau như: Cần phải mô tả cụ thể và rõ ràng hành vi khách quan về tội Cướp giật tài sản. Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017) chỉ quy định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Quy định này không mô tả hành vi khách quan, không nêu rõ ràng, cụ thể nên việc vận dụng đề xuất xử lý còn tuỳ tiện, thiếu nhất quán gây khó khăn trong quá xét xử tội phạm.

Cần phải cụ thể hoá quy định : thế nào là tội cướp giật tài sản trong điều luật cụ thể. Không nên mô tả chung chung “Người nào cướp giật tài sản của người khác…”. Đây là hình vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu, có lỗi, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, được biểu hiện dưới hình thức công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác. Như vậy, Điều 171 Bộ luật hình sự 2015  có thể được mô tả như sau “Người nào có hành vi công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Một số dấu hiệu của hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản khá giống với một số tội quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  nên dẫn đến không thống nhất khi định tội trong quá trình bắt giữ đối tượng. Vì vậy cần quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn hành vi khách quan trong điều luật. Ví dụ như tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản” (Điều 172); tội “trộm cắp tài sản” (điều 173). Vì vậy, cần phải quy định rõ hành vi khách quan của từng tội phạm tránh trường hợp định tội danh không thống nhất.

Cần ban hành án lệ. Mặc dù về lý luận chúng ta không thừa nhận “Án lệ” là nguồn của Luật Hình sự, nhưng thực tế áp dụng pháp luật thì đâu đó vẫn thường lấy những vụ việc tương tự mà cấp trên đã giải quyết trước làm chuẩn để giải quyết những vụ việc xảy ra sau đó, có thể nói hình thức “Án lệ” đã tồn tại trong thực tế. Bên cạnh sự phát triển đa dạng của thực tiễn nên những quy định của pháp luật hiện hành thường không dự liệu hết được, vì vậy cần phát triển án lệ nhằm tránh sự tùy tiện khi xử lý hành vi phạm tội.

2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử tại Tòa án nhân dân

2.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy đinh của bộ luật hình sự về tội cướp giật tài sản

Giải pháp công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật. Nên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ ở Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long nói riêng và cán bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung để không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong chương trình tập huấn nên được lồng ghép với việc giới thiệu chuyên đề về giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, xây dựng tác phong người … Các Thẩm phán, thư kí cũng luôn nâng cao tinh thần tự nghiên cứu sâu, đề xuất xử lý những vướng mắc, mở những phiên tòa rút kinh nghiệm để đề xuất kiến nghị những vướng mắc và giải quyết những tồn đọng, khó khăn  kịp thời khi giải quyết các vụ án và phòng chống tội phạm.

Lý luận về tội cướp giật tài sản là tương đối vững chắc, ít thay đổi trong hệ thống pháp luật hình sự. Tuy vậy, trong thực tế hành vi cướp giật tài sản đôi khi còn có các yếu tố khác gây tranh cãi trong việc định tội. Bên cạnh đó, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, định khung cũng có những nhận thức, cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng không đồng nhất. Do đó việc nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 tạo cơ sở quan trọng trong việc áp dụng pháp luật xử lý đúng người, đúng tội và đưa ra chế tài xác đáng. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa các hành vi phạm tội có những dấu hiệu giống nhau trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác xét xử tội cướp giật tài sản.

2.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân

Về bản thân những người có nguy cơ trở thành tội phạm: Qua nghiên cứu các vụ án cướp giật tài sản đã xảy ra trên địa bàn thành phố Hạ Long  cho thấy người tội phạm đều có trình độ học vấn thấp, trình độ văn hóa kém, đạo đức con người thì bị biến chất sa đọa, coi thường pháp luật, coi thường tài sản của người khác nhất là thanh thiếu niên phạm tội ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, hệ thống giáo dục cũng nhiều bất cập. Học sinh, sinh viên vẫn học theo phương pháp thụ động, lượng kiến thức nhiều nhưng thiếu kiến thức pháp luật, tiếp nhận ý chớ một chiều mà không có sự trao đổi, bàn bạc. Điều này làm cho hiệu quả giáo dục không cao, lý luận của nhà trường truyền tải cho học viên không có cơ hội kiểm chứng, đôi khi làm cho học viên không tin tưởng, từ chối tiếp thu.

Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản cho thấy địa phương cần đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, tăng thêm kinh phí để tạo trường lớp đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu cho dạy và học. Ngành giáo dục cần nghiên cứu chương trình giáo dục cho phù hợp, từng bước đưa chương trình giáo dục pháp luật vào cùng giáo dục phổ thông, nhằm làm cho trẻ em lớn lên đó phải biết pháp luật, có trình độ pháp luật tương ứng. Để thực hiện tốt yêu cầu, nhà trường cần phải quan tâm gắn việc dạy kiến thức với việc dạy người, phải coi việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh quan trọng không kém dạy văn hoá . Vì vậy, cần phải tăng cường sự giáo dục kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đào tạo con người ngay từ tuổi thanh thiếu niên. Ngoài việc dạy kiến thức phổ thông cần phải đưa pháp luật vào nhà trường thành những môn học chính khóa bắt buộc để giảng dạy trong các trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học….. Thông qua các hình thức, các môn học xã hội như đạo đức, tâm lý…… để tuyên truyền ý thức pháp luật cho các em nắm bắt kịp thời và hiểu biết sâu rộng hơn.

Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường giáo dục nhân dân ý thức tôn trọng tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác, làm cho nhân dân nhận thức đúng đắn về giá trị đồng tiền làm ra bằng chính mồ hôi, sức lao động của mình, chống tư tưởng tham lam, ích kỷ, kiếm tiền bằng con đường phi pháp, giáo dục cho mọi người tránh xa tệ nạn xã hội như xem phim đồi trụy, ma túy, cờ bạc…… nhằm giúp cho mọi người tự giữ gìn nhân cách của mình, không làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật do muốn thỏa mãn nhu cầu lệch lạc của bản thân mà phải thực hiện bằng con đường phạm tội.

Về phía những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm cướp giật: Sự mất cảnh giác, thiếu cẩn trọng trong việc cất giữ, bảo vệ tài sản là nguyên nhân đầu tiên trở thành nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản. Do đó, giải pháp là tăng cường cảnh giác tự bảo vệ tài sản mỗi khi đi ra ngoài là giải pháp hữu hiệu nhất.

 Một là, khi lưu thông trên đường bằng phương tiện cá nhân, không nên đeo đồ trang sức có giá trị cao như vòng vàng, dây chuyền, bông tai…… nếu đeo đồ trang sức cần phải trang bị áo khoác, khăn choàng, chú ý quan sát qua gương chiếu hậu, nếu phát hiện có đối tượng bám theo hãy nhanh chóng dừng xe vào lề đường, nếu cần thiết thì gọi điện cho người thân.

 Hai là, khi đi trên đường, nên đi với nhiều người, hạn chế đi một mình, nhất là ở những đoạn đường vắng, thiếu ánh sáng hoặc đi vào những nơi chưa quen đường, hạn chế việc đi sớm về khuya ở những đoạn đường không an toàn. Cần tìm hiểu rõ nơi đến trước khi đi. Nếu có hỏi thăm đường nên hỏi các chiến sĩ Công an ở các chốt giao thông.

Ba là, khi lưu thông bằng xe máy trên đường, hãy biết tự bảo vệ bản thân và tài sản, không đeo nhiều đồ trang sức, những tài sản có giá trị nên để trong cốp xe, nếu có mang giỏ xách nên cài quai chắc chắn vào thân xe. Khi cần gọi điện thoại, nên dừng hẳn xe và chọn vị trí an toàn để nói chuyện.

Bốn là, cách xử lý một số tình huống trên đường: Nếu thấy có đối tượng khả nghi bám theo, nên dừng xe và quan sát tình hình. Nếu không an toàn, có thể vào quán uống nước và tiếp tục quan sát đối tượng bám theo. Nếu thấy không an tâm, nên điện thoại cho người thân nhờ hỗ trợ. Các đối tượng cố tình dàn cảnh để cướp giật tài sản như: Thông báo xe có vấn đề đề nghị được giúp đỡ, cố tình va quệt xe, vu khống bạn tông xe rồi bỏ chạy, dựng chuyện đánh ghen…… Khi gặp trường hợp như vậy, cần thật bình tĩnh để xử lý: khóa cổ xe, bảo vệ túi xách, phòng ngừa bị móc túi hoặc bị giật đồ, có hành động thu hút mọi người chú ý và nhờ giúp đỡ. Không nên nghe theo lời đề nghị của chúng, không nên tranh cãi với chúng. Nếu đối tượng áp sát, có hành vi đe dọa hoặc tấn công thì cách tốt nhất là rút chìa khóa xe và bỏ chạy, vừa chạy vừa tri hô và nhờ mọi người giúp đỡ. Đối tượng đã ra tay giật đồ, nếu có khả năng khống chế chúng thì hãy ra tay bắt chúng, nếu không có khả năng khống chế thì chú ý các đặc điểm của đối tượng như hình dáng, phương tiện chúng dùng gây án, dùng điện thoại để chụp hình, tri hô nhờ mọi người giúp đỡ. Sau đó, hãy bình tĩnh kiểm tra xem vừa bị cướp giật những gì và đề phòng những kẻ hôi của, hoặc đồng bọn của chúng trà trộn nhằm tiếp tục tìm sơ hở để tiếp tục cướp giật tài sản hoặc để đánh lạc hướng cơ quan Công an. Gặp trường hợp này cần nhanh chóng đến cơ quan Công an gần nhất để báo và cung cấp những thông tin cần thiết để Công an vào cuộc nhanh chóng phá án.

Việc tuyên truyền để mọi người dân nhận thức và có biện pháp phòng ngừa những nơi, những thời gian mà nguy cơ bị tội phạm cướp giật tài sản xâm hại là vô cùng cần thiết. Biện pháp tốt nhất là nâng cao cảnh giác, tránh một mình đi qua những nơi vắng vẻ, không đeo nhiều đồ trang sức khi đi trên đường, khi vận chuyển tiền, vàng nên sử dụng xe chuyên dụng, thuê người bảo vệ, tránh cho trẻ em đeo đồ trang sức đắt tiền khi đi học, đi chơi một mình. Thời gian và địa điểm là nhân tố khách quan nhưng nếu chúng ta biết cách nâng cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhất là trong các khoảng thời gian, không gian có tính rủi ro cao thì hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản. Những người hoạt động nghề nghiệp trong những lĩnh vực có nguy cơ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản thì không nên đi làm về khuya, đi một mình vào những đoạn đường vắng, nên tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng phòng ngừa tội phạm, thường xuyên nghe thông tin trên báo, đài phát thanh về các phương pháp, thủ đoạn mới của tội phạm. Tâm lý thích phô trương tài sản như đeo nhiều đồ trang sức đắt tiền khi đi đường, mất cảnh giác khi vừa chạy xe vừa nghe điện thoại…… là những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là loại bỏ những thói quen, lối sống do sự sơ hở, mất cảnh giác mỗi khi ra đường và đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thực hiện hành vi phạm tội.

2.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của Tòa án nhân dân và sự phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khác

Thứ nhất, trong quá trình xét xử các vụ án, Tòa án nhân đân phải đảm bảo sự công minh của pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng cụ thể các mức hình phải phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, cho hành vi, với nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo. Đặc biệt với các vụ án cướp giật tài sản, phải xử lí nghiêm khắc để răn đe bọn phạm tội . Cần nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản, lý luận về Tội cướp giật tài sản là tương đối vững chắc, ít thay đổi trong hệ thống pháp luật hình sự. Tuy vậy, trong thực tế hành vi cướp giật tài sản đôi khi còn có những yếu tố khác gây tranh cãi trong việc định tội. Bên cạnh đó, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung cũng còn những nhận thức cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng không đồng nhất.Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự có không ít những vấn đề vướng mắt phát sinh cả trong nhận thức và trong thực thi nhiệm vụ của các cán bộ các ngành các cấp. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có khá nhiều nhầm lẫn giữa hành vi Tội cướp giật tài sản với Tội cướp tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội trộm sắp tài sản. Do đó nghiên cứu,phân tích, đánh giá một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố cấu thành Tội cướp giật tài sản tạo cơ sở quan tọng trong việc áp dụng pháp luật xử lý đúng người đúng tội và đưa ra chế tài xác đáng. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa hành vi phạm tội có những dấu hiệu giống nhau trong quá trình xé xử nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác xét xử Tội cướp giật tài sản.

Thứ hai, là Tòa án cần tăng cường hoạt động xét xử, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tránh tình trạng để án tồn đọng giải quyết kéo dài. Trong thời gian qua tòa án ít chú ý đến yêu cầu phòng chống tội phạm nói chung và Tội cướp giật tài sản nói riêng, do đó thời gian tới Tòa án cần chú ý hơn đến vấn đề này. Thông qua việc xét xử các vụ án hình sự, các vụ cướp giật tài sản. Tòa án nhân dân các cấp kịp thời phát hiện những sơ hở mất cảnh giác của nhân dân và sơ hở trong công tác quản lí nhà nước, cùng những phương thức thủ đoạn mới của tội phạm từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng ngừa tội phạm. Qua đó Tòa án tuyên truyền ý thức cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân  Tổ chức xét xử kịp thời những vụ án điểm phục vụ công tác chính trị địa phương

Thứ ba, Tòa án cần phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện kiểm sát làm tốt công tác thi hành án phạt tù.Trong công tác xét xử các vụ án, Tòa án nhân dân phải đảm bảo sự công minh của pháp luật, việc áp dụng cụ thể mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, với nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo. Đặc biệt đối với các vụ án cướp giật tài sản phải xử lý nghiêm khắc để răn đe bọn tội phạm, khắc phụ tình trạng quyết định hình phạt không đồng đều,các hành vi tương tự nhau về những tiêu chí của tội phạm nhưng mức hình phạt lại khác nhau. Đảm bảo mọi bản án có hiệu lực đề được thi hành kịp thời. Quá trình xem xét cho tạm hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và xét giảm án tha tù phải chặt chẽ, chính xác, không để tình trạng tiêu cực xảy ra.Qua đó, phán quyết của tòa án nhân dân nhà nước mới có giá trị thực tế, góp phần răn đe, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cướp giật tài sản nói riêng.

Thứ tư, đối với các cơ quan, tổ chức khác: Cần nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc xóa bỏ thái độ kì thị, định kiến với người chấp hành xong án phạt tù về lại địa phương. Cần gắn trách nhiệm của địa phương, gia đình, xã hội trong việc giáo dục, động viện giúp đỡ họ xóa bỏ mặc cảm, tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động xã hội, sớm ổn định cuộc sống. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình có hiệu quả đã và đang được triển khai thực hiện. Ưu tiên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở, họp báo, thông cáo báo chí, đối thoại chính sách pháp luật và trong hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Đề tài “Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh” đã khái quát được tình hình xét xử phạm tội Cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử  tội phạm cho thấy loại tội phạm này giảm về số lượng trong 06 năm (2014-2019) nhưng mức độ và hậu quả có tính chất nghiêm trọng thì tăng hơn trong tình hình hiện nay. Tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn xã thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra phức tạp, tăng giảm thất thường. Tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số tội phạm và là loại tội đứng cuối trong nhóm tội có tính chiếm đoạt, nhưng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn. Bọn tội phạm hoạt động với thủ đoạn chủ yếu là dùng phương tiện xe máy áp sát để cướp giật của những người tham gia giao thông, tính chất tội phạm ngày càng táo bạo, trắng trợn, và xảy ra liên tiếp.Với vị trí là một trung tâm du lịch, hàng năm đón hàng nghìn khách du lịch nước ngoài nên bàn phạm tội xảy ra chủ yếu ở các địa bàn công cộng, đường giao thông với sự lỏng lẻo trong cảnh giác. Hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại cả tài sản và sức khoẻ của con người, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân, tác động tới trật tự an toàn xã hội, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Trong tương lai tội phạm này có xu hướng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất và mức độ ngày càng trầm trọng.

Nên báo cáo của em đã tìm ra những điểm tích cực mà cơ quan xét xử cụ thể là Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã giải quyết, tiến hành xét xử để thực hiện xét xử một cách công minh, đúng người, đúng tội và những điểm mà tòa án nhân dân thành phố Hạ Long chưa làm được cần rút kinh nghiệm. Nêu ra những mặt hạn chế, bất cập đó. Từ đó làm căn cứ để xây dựng những biện pháp khắc phục, hoàn thiện các quy định của pháp luật sao cho thực tiễn xét xử được minh bạch, công bằng hơn,  có những kỳ vọng để pháp luật Việt Nam nói chung và quy định về tội Cướp giật tài sản nói riêng được hoàn thiện hơn, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.

Trên cơ sở sự phân tích nội dung của báo cáo thực tập, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật cũng như nhằm nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng luật. Cụ thể là các giải pháp như sau:

  • Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội Cướp giật tài sản
  • Giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân
  • Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Tòa án thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, và sự phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Cảm (1999) Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sư ( phần chung). Hà Nội : Đại học Quốc gia.
  2. Thẩm phán Nguyễn Văn Đạt, Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2019), Bản án số 185/2019/HS-ST ngày 26/6/2019 (Hà Duy Tòan, Vũ Quốc Long).
  3. Phan Dương Điệp, năm 2017, Luận văn “Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” của học viên tại Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
  4. Phạm Mạnh Hùng (2016) Giáo trình luật hình sự Việt Nam ( Phần các tội phạm). Hà Nội : NXB Đại học Quốc Gia.
  5. Thẩm phán Nguyễn Thu Hương ,Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long(2019), Bản án số 338/2019/HSST ngày 18/11/2019 (Trần Đức Huy).
  6. Nguyễn Khánh (Truyền hình An ninh Quảng Ninh)Báo pháp luật (ngày 01/12/2017):  “Công an TP Hạ Long: Bắt nhanh đối tượng cướp giật, trao trả tài sản cho người nước ngoài”, NXB: báo Quảng Ninh.
  7. Phan Thị Thu Lê, năm 2015, Luận văn thạc sĩ “Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”.
  8. Đặng Hồng Nhung, 2014 Luận văn thạc sĩ “Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tình Quảng Bình” tại Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
  9. Trần Hữu Nghĩa, năm 2014, luận  án tiến sĩ “Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam ( trên cơ sở số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) của, khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  10. Đặng Thúy Quỳnh (2012) “Phạm tội cướp giật tài sản dẫn đến chết người hay phạm hai tội cướp giật tài sản và tội giết người”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2012.
  11. Quang Thọ,Báo nhân dân điện tử ngày 11/09/2014 đã có bài viết về “Quảng Ninh bắt ổ nhóm chuyên cướp giật tài sản vào ngày 10/9/2014, tại Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an thành phố Hạ Long”, NXB: báo Quảng Ninh.
  12. Hải Yến, Công an Quảng Ninh Báo công an Quảng Ninh (ngày 06/9/2018):  “Khởi tố bị can cướp giật tài sản trong đêm khu vực Công viên Lán Bè thuộc tổ 54, khu 4, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long”, NXB: báo Quảng Ninh.
  13. Báo Quảng Ninh năm 2018.
  14. Thống kê chính thức từ Chi cục thống kê thành phố Hạ Long.
  15. Tòa án nhân dân thành phố Hạ long, số liệu báo cáo ba tháng đầu năm 2019.
  16. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, số liệu báo cáo năm 2019.
  17. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, lịch sử và cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long .
  18. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, số liệu thống kê tình hình tội phạm 2014-2019.
  19. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, số liệu thống kê tình hình tội cướp giật tài sản 2014-2019.
  20. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long,báo cáo rút kinh nghiệm năm 2019.
  21. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, báo cáo thành tích cơ quan năm 2019.
  22. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, Theo số liệu báo cáo hội đồng nhân dân (1/12/2018 – 30/11/2019).
  23. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2014), Báo cáo tổng kết năm
  24. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2015), Báo cáo tổng kết năm
  25. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2016), Báo cáo tổng kết năm
  26. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2017) Báo cáo tổng kết năm
  27. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2018) Báo cáo tổng kết năm
  28. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long (2019), Báo cáo tổng kết năm

Bài tiểu luận “Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh”

Xem thêm bài liên quan:

1900.0191