Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại

Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại khái niệm và ví dụ thực tiễn.

1.Khái niệm về Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại

Hành chính hóa” Hành chính theo nghĩa hẹp là nền hành chính nhà nước ( hay còn gọi là nền HC công) là tổng thể các tổ chức và định chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng các văn bản dưới luật nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nước giữ gìn bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân trong mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.

Với nghĩa trên thì hành chính là hành động quản lý thực tiễn và cũng là một khoa học. Từ những quan niệm nói trên thì hành chính được coi là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung. Mối quan hệ giữa nền hành chính với các phạm trù có liên quan: (hành chính hóa) Nền hành chính công theo nghĩa rộng có thể được hiểu là sự phối hợp những nỗ lực của các nhóm, các cá nhân trong tổ chức nhằm thực hiện các chính sách công. Hành chính công chủ yếu bào trùm lên các hoạt động hàng ngày của chính phủ và cả bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến địa phương và cơ sở dưới sự quản lý thống nhất của chính phủ. Tổ chức theo nghĩa rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật, sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố về nội dung, tổ chức vì vậy là một thuộc tính của bản thân sự vật.

Vì thế nếu tổ chức tạo ra một cơ cấu nhất định giữa các cá nhân và các tổ chức thành những mặt có hiệu quả thì hành chính có liên quan tới việc ra quyết định và hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu do các nhà lãnh đạo chính trị vạch ra.

VD: tổ chức của những người lao động VN là tổng liên đoàn lao động VN, thì nền hành chính thể hiện qua việc ban hành ra quyết định thành lập, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đó … Hành chính có thể được xem là hoạt động của bộ máy hay đưa ra sự điều tiết đối với tổ chức. Nếu tổ chức được xem là cơ cấu thì hành chính là tiến trình. Tổ chức liên quan tới những khía cạnh hình thức và cơ cấu của hành chính công thì hành chính là một tiến trình được vận hành trong khuôn khổ thiết chế nhất định.

2.Ví dụ tình huống Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại

Ngày 20/2/2015, Công ty cổ phần Đầu tư – Xây dựng hạ tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Công ty Tân Việt Bắc) ký Hợp đồng số 015/II/2015/PT.VE – TAN VIET BAC CO với Công ty PT.Vietmindo Energitama. Theo đó, Công ty Tân Việt Bắc có trách nhiệm thực hiện trọn gói các công việc khoan, nổ mìn; bốc xúc vận chuyển đất đá và than nguyên khai trên khai trường mỏ Công ty Vietmindo tại Uông Bí, Quảng Ninh. Thời hạn hợp đồng là 5 năm, tính từ ngày 10/3/2015, khối lượng bóc đất đá tối thiểu 4 triệu mét khối/năm và 500 nghìn tấn than/năm.

Quá trình thực hiện hợp đồng từ năm 2015 đến khi xảy ra bất đồng giữa hai bên, doanh nghiệp không vi phạm các điều khoản của hợp đồng

Tuy nhiên, ông Bắc cũng thừa nhận có duy nhất 1 quý thiếu hụt khối lượng do thời tiết mưa nhiều. Vì thế, công ty đã chấp nhận phạt theo hợp đồng và đã khắc phục kịp thời bằng cách tăng cường sản xuất để bù đắp khối lượng, kết quả thực hiện vượt khối lượng cả năm đề ra.

Nhưng ngày 2/7/2018, Công ty Vietmindo đã gửi cho Tân Việt Bắc văn bản số 257/LO-VE/CEO/TVB/VII/2018 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nói trên. Cho rằng việc Vietmindo đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng nên Tân Việt Bắc phản hồi tại hàng loạt các văn bản. Trong đó, Tân Việt Bắc khuyến cáo, công ty chỉ chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và rút toàn bộ thiết bị khỏi công trường sau khi hai bên chấp nhận đàm phán, thương lượng và bồi thường thiệt hại. Trường hợp bất đồng giữa hai bên không thương lượng được thì các bên có thể đưa ra Tòa án, Trọng tài có thẩm quyền.

Ngày 24/10/2018, UBND thành phố Uông Bí chủ trì cuộc họp bao gồm một số phòng ban hữu trách và đại diện Công ty Vietmindo, Tân Việt Bắc và Công ty Tuấn Minh (là đơn vị thay thế hợp đồng của Tân Việt Bắc) tham gia. UBND thành phố Uông Bí đã kết luận:Yêu cầu Công ty Tân Việt Bắc di chuyển hết các phương tiện ra khỏi một số tuyến đường nội bộ về khu vực tập kết đã giao cho Công ty Tân Việt Bắc, thời gian thực hiện xong trước ngày 31/10/2018. Sau thời hạn trên, nếu Công ty Tân Việt Bắc chưa di dời hết phương tiện, UBND thành phố giao UBND phường Vàng Danh chủ trì, phố hợp với Công an thành phố và các đơn vị có liên quan tiến hành di chuyển các phương tiện nêu trên về khu vực tập kết, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong khu vực, thời gian thực hiện xong trước ngày 5/11/2018”.

Ông Bắc cho biết, việc Công ty chưa rút thiết bị ra khỏi khai trường đã nhận và thực hiện khai thác (chưa bàn giao lại cho Vietmindo) là biện pháp để Công ty Vietmindo phải thanh toán khối lượng đơn vị đã thi công và đền bù thiệt hại do Vietmindo đơn phương phá vỡ hợp đồng. Doanh nghiệp không thể thực hiện yêu cầu của UBND TP Uông Bí, trong khi vụ việc đang được giải quyết ở giai đoạn tiền tố tụng là thỏa thuận, hòa giải nhưng chưa có kết quả. Tranh chấp giữa hai đơn vị là tranh chấp kinh doanh thương mại, do vậy nếu có yêu cầu UBND các cấp tham gia thì các cơ quan trên chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải, chứ không phải là người có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành, đồng thời hướng dẫn các bên khởi kiện ra Trọng tài, Tòa án theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và Công ty Tân Việt Bắc không vi phạm về hành chính nên UBND các cấp không có thẩm quyền để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. UBND các cấp không có thẩm quyền để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Bất cứ hành vi hay quyết định hành chính nào nhằm cưỡng chế di dời các phương tiện của Công ty Tân Việt Bắc sẽ là trái pháp luật. Trong trường hợp này, việc khắc phục hậu quả phát sinh hàng chục tỷ đồng sẽ phải được giải quyết theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

1900.0191