Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại

Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại

1.Khái niệm Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại

Bộ luật Hình sự được sửa theo hướng không hình sự hóa quan hệ kinh tế, tạo sự an toàn cho nhà đầu tư là quan điểm chỉ đạo. Tuy nhiên, sự thể hiện tinh thần đó trong pháp luật vẫn còn một số vấn đề. Rà soát Bộ luật hình sự 2015, lác đác vẫn còn những quy định đi ngược với tinh thần này gây bất an cho cộng đồng doanh nhân. Sửa đổi về kỹ thuật các điều luật đó là điều tất nhiên, nhưng đúng là giải quyết gốc rễ câu chuyện này trong pháp luật cũng như trong thực tiễn cần phải dựa trên nền tảng lý thuyết nhất định.

Vấn đề mấu chốt là, cần phân biệt hai loại quan hệ pháp luật công và pháp luật tư mà ở đó, khu vực pháp luật công, nơi mà nhà nước là người đại diện cho quyền và lợi ích công cộng (bị xâm hại) thì mới cần đến luật hình sự. Còn hành vi xâm phạm đến lợi ích tư thì nên lấy roi vọt của thị trường (tiền bạc) thay thế cho hình phạt.

Bên cạnh đó, cần lưu ý là, trong khi định hướng “phi tội phạm hóa” cần hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường để không còn cơ hội và mảnh đất để tội phạm xuất hiện và như thế có thế không cần tội phạm hóa.

Pháp luật tố tụng hình sự có nêu nguyên tắc “Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”. Theo đó, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết song song trong cùng một vụ án, bởi các thẩm phán hình sự. Tuy nhiên luật áp dụng cho nội dung dân sự và hình sự lại khác nhau, nguyên tắc và trình tự tố tụng cũng khác nhau. Vì vậy, khi giải quyết “Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” vẫn phải áp dụng các nguyên tắc, các quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện những vấn đề khó khăn về tính chuyên nghiệp và chuyên trách của thẩm phán và vụ án vụ án hình sự.

Trên thực tế, trong cơ quan tiến hành tố tụng có thể là thiếu thông tin hay có thể là chủ quan mà đánh giá chưa hết và đúng về nội dung của các quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự nên kết luận trong các vụ án đó bị tranh cãi khá gay gắt. Nếu khắc phục được điều này thì sẽ không có việc phàn nàn về việc giải quyết việc dân sự song song hay sau khi giải quyết vụ án hình sự gây bất bình đẳng trong quan hệ lợi ích công tư.

2.Ví dụ Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại

Vụ án tranh chấp giữa Công ty cổ phần Chế biến và Đóng gói thủy sản (Công ty USPC) và Công ty Vinh Sâm là vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, vụ việc đang bị đẩy thành vụ án hình sự.

(CLO) Vụ án tranh chấp giữa Công ty cổ phần Chế biến và Đóng gói thủy sản (Công ty USPC) và Công ty Vinh Sâm là vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, vụ việc đang bị đẩy thành vụ án hình sự.

Công ty cổ phần Chế biến và Đóng gói thủy sản (USPC) do bà Nguyễn Thị Minh Trang làm Phó Giám đốc có quan hệ thương mại lâu năm với Cty Tuna Fish Bình Định. Tháng 7/2012, hai doanh nghiệp đã ký hợp đồng gia công chế biến hàng đông lạnh. Theo đó, Cty USPC thực hiện gia công 20 tấn cá ngừ nguyên con thành sản phẩm cá ngừ xông CO đông lạnh để xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã xảy ra một số tranh chấp thương mại, khi vụ việc chưa được Tòa án giải quyết thì bất  ngờ bà Nguyễn Thị Minh Trang bị các cơ quan điều tra (CQĐT) tỉnh Bình Dương bắt với 2 tội danh “Trốn thuế và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tuy nhiên, cả hai tội danh này vẫn còn nhiều tranh cãi, các CQĐT tỉnh Bình Dương có nhiều dấu hiệu vi phạm quy trình tố tụng.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

1900.0191