Áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội xâm hại tình dục trẻ em – Những khó khăn vướng mắc thực tiễn

NÊN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.

Thực tế ở một số vụ án thì việc ghi âm, ghi hình đã được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trước khi BLTTHS 2015 có hiệu lực thi hành, trong một số vụ án có dấu hiệu tội phạm có tổ chức, tội phạm thực hiện hành vi nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nghi phạm có dấu hiệu phản cung…, CQĐT cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng khác đã thực hiện việc ghi âm, ghi hình để làm chứng cứ đấu tranh với người có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc ghi âm, ghi hình khi chưa được luật hóa này mới dừng lại ở việc củng cố chứng cứ của người có hành vi phạm tội, đến nay việc ghi âm, ghi hình có âm thanh được quy định thành điều luật trong BLTTHS 2015 đã đảm bảo quyền con người, đảm bảo quyền của người được xét hỏi phù hợp với nền cải cách tư pháp;  Việc ghi âm, ghi hình trong hoạt động xét hỏi còn nhằm minh bạch trong TTHS, từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt việc người tiến hành tố tụng có hành vi bức cung, dùng nhục hình, mớm cung làm sai lệch bản chất vụ án, dẫn đến oan sai cho người bị áp dụng biện pháp tố tụng.

  • Việc ghi âm ghi hình bí mật, cơ qua chuyên trách áp dụng biện pháp này í mật gi lại hình ảnh , âm thanh, đối tượng tội phạm , ghi nhậ nhưng tin tức tài liệu phản ánh diễn bin thái độ hoạt động của đối tượng, hoạt động không bình thường, che dấu, xóa dấu vết của tội phạm , thu thập chứng cứ, phụ vụ cho hoạt động chứng minh tội phạm
  • Đối với những tội phạm có tổ chức, đường dây lên kết dài , phức tạp, gây khó khăn cho điều tra, có thể sự dụng biện pháp Nghe điện thoại  bí mật, cơ quan chuyên trách sử dụng các phương tiện chuyên dụng bí mật nghe và ghi lại lời nói qua điện thoại của người thực hiện hành vi phạm tội hoặc đối tượng có nghi vấn liên quan nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho hoạt động chứng minh tội phạm. Qua nghien cứu , rất nhiều phương pháp để nghe điện thoại bí mật như mã hóa thiết bị nghe trong điện thoại, phối hợp với tổng đài mạng nghe ghi lại nội dung cuộc nói chuyện của đôi tượng
  • Thu nhập dữ liệu Điện tử, trong những trường hợp lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em , cac đối tượng phạm tội thông qua hoạt động của mình đã, đang và sẽ để lại những dấu vết dưới dạng ”dữ liệu điện tử” trong các phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, các nguồn điện tử khác đã được sử dụng như là công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội

Những khó khăn vướng mắc khi thi hành áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt

Áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội xâm hại tình dục trẻ em trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn điển hình như:

  • Thứ nhất: Tại Khoản 1 Điều 225 BLTTHS 2015 quy định “Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”. Điều luật chỉ đề cập tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu mà chưa đề cập tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trong việc yêu cầu Cơ quan Điều tra cùng cấp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
  • Thứ hai: Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong nhiều trường hợp cần được tiến hành nhanh chóng nhằm thực hiện các yêu cầu cấp bách trong điều tra vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thi hành khi được sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, tuy nhiên lại chưa quy định trong khoảng thời gian bao lâu Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn để thi hành và không quy định trong khoảng thời gian bao lâu kể từ khi có yêu cầu của Viện trưởng VKS thì cơ quan điều tra phải ra Quyết định áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt.
  • Thứ ba: Khi áp dụng biện pháp điều tra Tố tụng đặc biệt có thể thu thập được thông tin, tài liệu liên quan đến một vụ án khác hoặc thông tin có dấu hiệu của tội phạm khác nhưng lại không liên quan tới vụ án đang được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Nhưng theo quy định thì thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án đó; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án đó phải tiêu hủy kịp thời. Do vậy, nếu phải tiêu hủy mà không được sử dụng có thể bỏ lọt tội phạm, lãng phí thông tin và đi ngược lại với nguyên tắc “Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh kịp thời”.

Xem thêm bài viết:

1900.0191