Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh

Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh.

1.Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh

-Thiết lập theo khu vực (tòa án khu vực)

-Có tòa nữ hoàng để đại diện cho hoàng gia

1.1.Hệ thống tòa án thiết lập theo khu vực

Tòa án của Anh có một số điểm đặc thù so với tòa án của nhiều nước:

  • Trong lịch sử, nước Anh không có hệ thống tòa án đơn nhất đước tổ chức chặt chẽ và các tòa cũng không được phát triển một cách đồng bộ mà đã phát triển cục bộ → Đã có giai đoạn, Anh quốc có tới 2 cấp tòa án hình sự và 3 cấp tòa án dân sự cùng thẩm quyền xét xử sơ thẩm với quyền hạn chồng chéo.
  • Phần lớn các vụ kiện dân sự không được giải quyết ở tòa dân sự mà giải quyết ở các tòa án lựa chọn (đó là các cơ quan tài phán và tổ chức trọng tài xuất hiện vào thế kỉ XX)

Hệ thống tòa án Anh chia làm 2 nhánh lớn: nhánh tòa án dân sự và nhánh tòa án hình sự nhưng thẩm quyền xét xử không phải lúc nào cũng được bóc tách rõ ràng nên việc nghiên cứu hệ thống tòa án sẽ đi từ các cấp tòa án cơ sở lên các cấp tòa án cao nhất.

A, Các tòa án cấp cơ sở

Tòa án địa hạt:
  • Là cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự
  • Thẩm quyền xét xử giới hạn trong lĩnh vực luật dân sự. Gía trị tranh chấp lên tới 50.000 bảng Anh.
  • Việc xét xử do các thẩm phán huyện hay thẩm phán quản hạt đảm nhiệm.
  • Hầu hết các tranh chấp đều liên quan kiện đòi nhà hoặc đất đai trong khu vực; kiện đòi bồi thường thiệt hại; kiện do vi phạm hợp đồng.
  • Bất kì tòa án địa hạt nào cũng có thể xét xử các vụ kiện được di lí từ các tòa án địa hạt khác.
  • Phán quyết của tòa này có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Tòa cấp cao hoặc trực tiếp tới Tòa phúc thẩm.
Tòa pháp quan
  • Là cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự
  • Ở Anh, hầu hết các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tại tòa án này.
  • Ở ngoại vi London và các tỉnh, phần lớn các vụ án do 2 hoặc 3 hoặc tối đa là 7 pháp quan không chuyên hoặc pháp quan thường dân xét xử với sự tư vấn của một thư kí tòa được đào tạo bài bản.
  • Ở nội thành London, hầu hết các vụ án do 1 pháp quan chính thức hưởng lương xét xử với sự tư vấn của một trưởng thư kí tòa hoặc phó thư kí tòa.
  • Tại phiên tòa, pháp quan – thư kí – luật sư đều mặc thường phục và không đội tóc giả.
  • Thẩm quyền của tòa này không chỉ là lĩnh vực hình sự mà còn cả những vụ dân sự có liên quan tới nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và những vụ về quan hệ gia đình → Xung đột thẩm quyền với tòa địa hạt.
  • Phán quyết của tòa này có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Tòa án hình sự trung ương hoặc tới Tòa Nữ hoàng chuyên trách của Tòa án cấp cao.

B, Tòa án cấp trên

Trước năm 2005, được gọi là Tòa án tối cao, gồm có Tòa phúc thẩm, Tòa cấp cao và Tòa hình sự trung ương.

Tòa án cấp cao

Hoạt động với tư cách tòa án dân sự sơ thẩm và tòa án hình sự phúc thẩm (đối với những vụ việc đã xét xử bởi tòa cấp dưới nhưng có kháng cáo, kháng nghị).

Kháng cáo, kháng nghị phán quyết của Tòa cấp cao về lĩnh vực dân sự có thể gửi tới Tòa dân sự của Tòa phúc thẩm; về lĩnh vực hình sự  có thể gửi trực tiếp tới Thượng nghị viện

Gồm có 3 tòa chuyên trách: Tòa Nữ hoàng chuyên trách, Tòa đại pháp chuyên trách và Tòa gia đình chuyên trách → Không phải những tòa án độc lập mà là bộ phận cấu thành Tòa cấp cao.

Tòa án hình sự trung ương

– Thay thế cho Tòa đại hình trước đây, là tòa án lưu động do các thẩm phán Tòa cấp cao định đi khắp đất nước để xử án.

– Là tòa cấp trên trực tiếp của Tòa pháp quan

– Có thẩm quyền:

+ Xét xử sơ thẩm các vụ việc hình sự nghiêm trọng và một vài vụ việc dân sự

+ Xét xử phúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bởi Tòa pháp quan khi có kháng cáo, kháng nghị

– Kháng cáo, kháng nghị phán quyết của Tòa hình sự trung ương có thể gửi tớib Tòa Nữ hoàng chuyên trách của Tòa phúc thẩm hoặc Tòa hình sự chuyên trách của Tòa phúc thẩm. Sau đó phán quyết của Tòa hình sự chuyên trách của Tòa phúc thẩm có thể gửi tới Thượng nghị viện.

Tòa phúc thẩm

– Là bộ phận của Tòa án tối cao với 2 tòa chuyên trách: Tòa dân sự chuyên trách và Tòa hình sự chuyên trách.

– Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm:

+ Tòa dân sự chuyên trách xét xử những vụ việc đã được xét xử bởi Tòa cấp cao, Tòa địa hạt và các cơ quan tài phán khác.

+ Tòa hình sự chuyên trách xét xử những bản án của Tòa hình sự trung ương khi có yêu cầu.

C, Cấp xét xử cao nhất

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm cuối cùng của Vương quốc Anh thuộc về Uỷ ban phúc thẩm của Nghị viện; Uỷ ban tư pháp của Hội đồng cơ mật và Tòa án tối cao của Vương quốc Anh.

Tòa án tối cao của Vương quốc Anh

– Được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/10/2009 với tư cách là cấp xét xử cuối cùng ở Anh.

– Có 12 thẩm phán, trong đó, có 1 chánh án và 1 phó chánh án, đều do Nữ hoàng bổ nhiệm.

– Tòa đã lấy lại thẩm quyền xét xử của Thượng nghị viện và quyền giải quyết các vụ việc về phân định thẩm quyền giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương từ Hội đồng cơ mật.

– Tòa chỉ xét xử phúc thẩm những vụ việc có liên quan rộng rãi tới lợi ích công cộng.

1.2.Có tòa nữ hoàng để đại diện cho hoàng gia

Có 2 vai trò:

(1) Xét xử. Tòa xét xử phạm vi rộng lớn các vụ việc về luật hợp đồng, về bồi thường thương tật cá nhân nhưng Tòa có trách nhiệm đặc biệt như một tòa giám sát. Ngoài ra, Tòa xét xử phúc thẩm những kháng cáo, kháng nghị từ Tòa pháp quan và Tòa hình sự trung ương.

(2) Thay mặt Quốc vương, giám sát tất cả những tòa cấp dưới và các cơ quan của Chính Phủ → Bất cứ ai muốn phủ nhận quyết định của một tòa cấp dưới, một cơ quan tài phán, cơ quan chính phủ hoặc cơ quan nhà nước đều phải gửi đơn xin xét xử phúc thẩm tới Tòa Nữ hoàng. Khi có kháng cáo, 1 thẩm phán của Tòa Nữ hoàng sẽ xem xét tính phù hợp của kháng cáo để loại trừ những kháng cáo viển vông.

Xem thêm bài viết:

1900.0191