Thương binh và chế độ ưu đãi với thương binh theo chế độ của pháp luật Việt Nam hiện hành

Thương binh và chế độ ưu đãi với thương binh theo chế độ của pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung và chế độ ưu đãi đối với thương binh trên địa bàn thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Chương 1: Giới thiệu về thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều là một thị xã cực tây của tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây là quê gốc của nhà Trần- một trong những triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Việt Nam.

Đông Triều là vùng đất ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Đây là vùng đất cổ, thời Bắc thuộc thuộc châu Giao, thời Ngô Đinh -Tiền Lê thuộc lộ Nam Sách Giang, thời Trần thuộc phủ Tân Hưng, thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Do ở cửa ngõ ra Đông Bắc nên thời Trần thị xã Đông Triều là trung tâm của châu Đông Triều. Thời Pháp thống trị, toàn quyền Pháp đã cho lập Đạo Đông Triều (10-11-1890) sau đó lại đưa Đông Triều vào khu quân sự Phả Lại (24-8-1891) rồi lại đưa về tỉnh Hải Dương (10-10-1895).

Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều. Xưa thị xã Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh Môn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều.

Sau Cách mạng, đến 9-7-1947, Đông Triều mới về tỉnh Quảng Hồng, 28-1-1959 Đông Triều trở về Hải Dương. Từ 27-10-1961 Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). Huyện Đông Triều khi đó gồm có 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 18 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Phạm Hồng Thái, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ.

Sự kiện lịch sử sớm nhất trên đất này sử sách còn ghi được là cuộc khởi nghĩa của Lê Chân. Lê Chân quê ở làng An Biên nay thuộc xã Thuỷ An. Năm 39, đang căm ghét bọn quan quân đô hộ nhà Hán, được tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, Lê Chân đã chiêu tập nam nữ thanh niên Đông Triều rồi cả vùng Kinh Môn, Thuỷ Nguyên ngày nay đứng lên đánh đuổi quân giặc và lập căn cứ bên sông Cửa Cấm. Lê Chân đã lập nhiều chiến công và trở thành nữ tướng tâm phúc của Hai Bà Trưng. Cùng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Hán. Đông Triều còn có những tấm gương phụ nữ lẫm liệt khác như Thánh Thiên, Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai – Nguyệt Độ. Đông Triều cũng góp nhiều chiến công ở thời Trần. Trong trận Bạch Đằng năm 1288 hai vua Trần đã phục binh ở vùng Yên Đức rồi khoá đuôi đánh dồn đoàn binh thuyền Nguyên Mông xuống trận địa cọc, dân Đông Triều đã phá các cầu chặn đứt đường hộ tống trên bộ của giặc. Nhờ địa thế hiểm yếu, Đông Triều là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân: Ngô Bệ (1344-1345), Trần Cao (1516-1527), Nguyễn Tuyển – Nguyễn Cừ (1743). Đầu thế kỷ XIX, Đông Triều là nơi nóng bỏng phong trào Cần Vương chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa nối tiếp của Đốc Tít (1884-1889), Lưu Kỳ (1890-1892), Lãnh Pha (1892-1895), Đốc Thu (1893-1895) v.v. Tiếp đến là phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê. Năm 1926 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã tổ chức trong công nhân tổ chức đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đặt tên là Long Sương Đoàn. Tháng 3-1929, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. Ngày 23-2-1930 chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê ra đời trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Xứ uỷ và Thành uỷ Hải Phòng công nhận. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh. Đông Triều là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (sau được gọi là Chiến khu thứ tư hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo). Trong cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, sau ba tháng xây dựng lực lượng, ngày 8-6-1945 Du kích quân Đông Triều từ căn cứ Hổ Lao, Bác Mã đã tiến quân hạ đồn và chiếm huyện lỵ Đông Triều, hạ đồn Chí Linh, đồn Tràng Bạch, buộc đồn binh Nhật ở Mạo Khê đầu hàng và chính thức thành lập uỷ ban quân sự cách mạng của Chiến khu. Chiến khu Đông Triều đã nhanh chóng phát triển lực lượng, đầu tháng 7 giải phóng Uống Bí, cuối tháng 7 giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên rồi thừa thắng tiến quân giải phóng Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hòn Gai, Cẩm Phả. Riêng ở Đông Triều, ngay cuối tháng 6, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đã được thành lập ở thị xã và tất cả các xã.

Trong kháng chiến chống Pháp, Đông Triều là vùng chiến tranh du kích nổi tiếng, điển hình là chiến công và gương hy sinh của du kích xã Yên Đức. Sau trận chiến đấu quyết liệt 5 ngày 5 đêm làm địch thiệt hại nặng, du kích cố thủ ở hang núi Canh đã bị chúng hun lửa khói vào hang, 73 du kích hy sinh. Đông Triều nằm trong khu tập kết 100 ngày, ngày 31-10-1954 những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi thị trấn Đông Triều, Mạo Khê. Riêng 4 xã phía đông nằm trong khu tập kết 300 ngày nên 14-4-1955 mới được giải phóng.

Ngày 11/12/2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 4) đối với 14 di tích trong đó có Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều.

Ngày 18 tháng 5 năm 2011, Bộ Xây dựng đã công nhận thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại IV.

Ngày 7 tháng 7 năm 2014, Bộ Xây dựng đã công nhận đô thị Đông Triều mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Cuối năm 2014, huyện Đông Triều có 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 19 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ

Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là Huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Đông Triều là huyện Nông thôn mới đầu tiên của miền Bắc.

Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều cũ.

Ngày 7 tháng 12 năm 2018, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua 29 nghị quyết trong đó có nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập 4 phường: Hồng Phong, Tràng An, Yên Thọ, Hoàng Quế thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

1.2.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Đông Triều đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, giúp thị xã Đông Triều trở thành một trong những địa phương phát triển nhanh nhất ở Quảng Ninh. Năm 2015, kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) đạt 4.582 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2014, tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh (11%); cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 63,5%; dịch vụ chiếm 27,3%; ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 9,2%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 2.220 USD tăng 12,3% so với năm 2014. Mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi cả hai lĩnh vực đang được mở rộng nhanh chóng là công nghiệp và xây dựng (bao gồm khai thác mỏ) cũng như lĩnh vực dịch vụ đang được đẩy mạnh.

Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 63,5% giá trị sản xuất của thị xã Đông Triều và góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây của Thị xã với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (theo giá cố định năm 1994) đạt 2.912 tỷ đồng, bằng 101,4% mục tiêu NQ HĐND thị xã, tăng 17,7% cùng kỳ. Động lực của tốc độ tăng trưởng này chính là sự phát triển của các tiểu ngành khai thác than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Ngành dịch vụ Ngành dịch vụ chiếm 27,3% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chủ yếu có được từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu khai thác mỏ. Ngành du lịch cũng đang được tích cực đầu tư nhằm tăng chất lượng dịch vụ, loại hình du lịch, lượng khách cả trong và ngoài nước đến với Đông Triều.

Ngành nông nghiệp mặc dù chỉ đóng góp 9,2% vào tổng giá trị sản xuất, một con số khá thấp so với các ngành khác, ngành nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị xã Đông Triều trên khía cạnh tạo công ăn việc làm và giữ tỷ lệ lao động có việc làm ở mức ổn định. Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh Quảng Ninh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thị xã, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung đã được triển khai, đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về kinh tế – xã hội.

Đông Triều hiện có 4 tuyến, 14 điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó nhiều tuyến, điểm đã và đang được khai thác khá hiệu quả:

+ 4 Tuyến du lịch là:

– Tuyến du lịch tâm linh di tích nhà Trần;

– Tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái;

– Tuyến du lịch khám phá miền quê Đông Triều;

– Tuyến du lịch Đệ tứ Chiến khu Đông Triều.

+ Các điểm du lịch gồm:

– Điểm du lịch đền An Sinh;

– Điểm du lịch đền Thái (xã An Sinh);

– Điểm du lịch chùa Quỳnh Lâm (phường Tràng An);

– Điểm du lịch chùa, am Ngọa Vân;

– Điểm du lịch chùa Hồ Thiên (xã Bình Khê);

– Điểm du lịch địa điểm lịch sử Trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc Mã), (xã Bình Dương);

– Điểm du lịch Cụm di tích lịch sử cách mạng khu mỏ Mạo Khê (phường Mạo Khê);

– Điểm du lịch Làng quê Yên Đức (xã Yên Đức);

– Điểm du lịch hồ Khe Chè (xã An Sinh);

– Điểm du lịch Công viên Hà Lan (phường Mạo Khê);

– Điểm du lịch Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh (phường Mạo Khê);

– Điểm du lịch Công ty Cổ phần Thành Đồng (xã Bình Dương);

– Điểm du lịch Công ty Cổ phần Thái Sơn 88 (phường Yên Thọ)

– Điểm du lịch Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê).

Thị xã Đông triều có Tổng diện tích tự nhiên là 39.658,35 ha
Dân số thị xã Đông Triều tính đến ngày 31/12/2017 có 180.885 người.[1]  

Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2014 có 88.233 người chiếm 50,4% dân số.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 12.700 lao động, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 2500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tăng 35% so với năm 2010.

Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.972,7 USD, tăng 972,7 USD so với năm 2010.
Đã huy động sức mạnh của toàn xã hội cho công tác giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo về nhà ở và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã giảm xuống 0,74% năm 2014, giảm 3,89% so với năm 2010.

1.3 Bộ máy quản lí hành chính, nhà nước của Thị xã Đông Triều , Tỉnh Quảng Ninh

Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính cấp xã gồm 6 phường: Đông Triều, Đức Chính, Hưng Đạo, Kim Sơn, Mạo Khê, Xuân Sơn và 15 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Nguyễn Huệ, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Yên Đức, Yên Thọ.
Dự kiến trước năm 2020, Đông Triều phấn đấu trở thành đô thị loại III và trở thành thành phố vào năm 2025.

1.3.1 Thực hiện quản lí nhà nước về ưu đãi người có công của Thị Xã Đông Triều

1.3.1.1 Công tác kiện toàn bộ máy tổ chức, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước về ưu đãi người có công

Thực hiện đề án 25 năm về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, Thị xã Đông Triều đã đạt được những kết quả, ưu diểm nổi trội, thể hiện sự nhất quán trong nguyên tắc và quan điểm của Đảng; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển…

Số lượng công chắc làm công tác người có công tại phòng Lao động-TB và XH :01 lãnh đạo là trưởng phòng làm công tác quản lý, 01 chuyên viên tham mưu thực hiện chính sách người có công và 01 cán bộ công tác trẻ em kiêm một số nội dung trong lĩnh vực NCC

Số lượng công chức chuyên trách làm công tác chính sách tại 21 xã, phường:15 cán bộ chuyên trách, 04 cán bộ công chức kiêm nhiệm và 02 hợp đồng

Đánh giá về tính phù hợp của tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện công tác ưu đãi người có công:

Ưu điểm: Đội ngũ cán bộ làm công tác có phẩm chất đạo đức, đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình độ có chuyên môn, có ý thức tổ chúc kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trước công việc được giao, đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở các xã, phường được bố trí cán bộ trẻ, được đào tạo chuyên ngành cơ bản.

Hạn chế: Hiện nay cán bộ cán bộ chính sách xã, phường còn kiêm nhiều việc nên ít có thời gian đi thực tét, kiểm tra, nắm bắt tâm tư, xem xét đối tượng thường xuyên.

1.3.1.2 Công tác phổ biến, giáo dục luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (luật TNBTCNN), có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010. Đầy là lần đầu tiên trách nhiệm bồi thường của nhà nước được quy định trong 1 đạo luật. Đó thực sự trở thành công cụ pháp lý trong trọng để cá nhân tổ chức đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cáo ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, Công chức nói chung. Từ khi ban hành luật TNBTCNN thị xã Đông Triều không có các nhân , tổ chức bị thiệt hại về cật chất, tổn thất về tinh thần (người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tạo luật này

1.3.1.3 Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong những năm qua, thị xã Đông Triều đã kịp thời tổ chức tuyên truyền cho đối tương người có công. Năm 2016 đã phổ biến chính sách người có công và đối thoại chính sách cho 5 khu vực trên địa bàn thị xã với gần 1800 lượt cựu chiến binh tham gia, triển khai các văn bản chính sách của Đảng nhà nước thuộc lĩnh vực người có công với cách mạng cho cán các bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn trên địa bàn. Đồng thời phối hợp các cơ quan chuyên môn, đài truyền Thanh-truyền hình thị xã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và đối tượng biết được chế độ ưu đã của nhà nước đối với người có công với cách mạng.Thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình giải quyết các chế độ cho đối tượng chính sách của các ngành các cấp, kịp thời thực h iện cho tốt các chính sách chế độ quy định của nhà nước đã đề ra.

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ về các chế độ đới với cán bộ, công chức như chế độ học tập, bồi dưỡng, về nâng ngạch bậc đối với cán bộ, công chức được thể hiện trong các nghị định của chính phủ, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCCCV của thị xã đều được cơ quan phổ biến, quán triệt tất cả các cán bộ, công chức, của xã phường. Thị xã tạo mọi điều kiện thuận lợi, Khuyến khích cán bộ công chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Hàng năm, Sở lao Đông-thương binh và xã hội tỉnh, UBND thị xã đều tổ chức tuyên truyền, tập huấn hưỡng dẫn cho đội ngũ làm công tác lao động-TB&XH ở xã, phường, thị xã, trên địa bàn thị xã để triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 100% cán bộ công chức làm công tác ưu đãi người có công được tham gia tập huấn.

1.3.1.4 Công tác hướng dẫn nghiệp vụ ưu đãi người có công

Đối với cán bộ làm công tác chính sách xã hội các xã, phường ngoài việc cấp phát tài liệu, tờ rơi tuyên truyền, hàng tháng được cập nhập các chế độ chính sách thay đổi, được trao đổi, phổ biến kinh nghiệm. Trong 5 năm, triển khai 155 hướng dẫn nghiệp vụ.

Hàng năm, phòng lao động –Thương binh và xã hội thị xã thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công, kiểm tra công tác thực hiện chính sách tại các xã phường. Qua việc kiểm tra phát hiện ra các thiếu sót. Các vướng mắc trong việc quản lý dối tượng, phòng đã hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ thực hiện chính sách cho đối tượng một các hiệu quả.

1.3.1.5  Tình hình tuân thủ pháp luật ưu đãi người có công

Hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ và xác nhận đúng thẩm quyền.

Kiểm tra việc chấp hành chính sách đối với người có công với cách mạng và than nhân của họ, mỗi xã phường được kiểm tra mỗi năm 1 lần.

Thực hiện đúng, đủ việc chi trả, trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp 1 lần, chế độ điều dưỡng, mua BHYT, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và than nhân người có công.

Quản lý tốt công trình ghi công liệt sĩ, đã xây dựng sơ đồ quản lý mộ liệt sĩ và 6 nghĩa trang.

Làm tốt công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ đưa vào an táng tại 06 nghĩa trang thuộc các xã phường.

Phối Hợp các doanh nghiệp cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức hiệu quả phong trào “đền ơn đáp nghĩa “;hàng năm Quỹ vận đọng được 300-350 triệu đồng.

1.3.1.6  Công tác phối hợp quản lí nhà nước, ưu đãi người có công

Trong những năm qua cấp Ủy Đảng, Chính quyền từ thị xã đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo về việc thực hiện chính sách cho người có công. Ủy ban nhân dân xã đã giao cho phòng lao động-TB&XH tích cực phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, các xã, phường giải quyết chế độ hỗ trợ cấp thường xuyên kịp thời, đúng đủ các chế độ đến các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công, đưa đón đối tượng đi điều dưỡng, hỏi thăm, tặng quà nhân ngày lễ tết, ngày tết.. Hỗ trợ khó khăn cho gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng qua đời chu đáo, trang trọng. Đã góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng đời sốn văn hóa ở khu dân cư, ổn định đời sống cho đối tượng trên địa bàn.

Chương 2: Thương binh và chế độ ưu đãi với thương binh theo chế độ của pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1 Thương Binh

2.1.1 Khái niệm thương binh

Thương binh là quân nhân , công an nhân dân bị thương bị quy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp : chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt tra khảo nhưng vẫn không chiu khuất phục, kiên quyết đấu tranh , để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dung cảm thực hiện công việc cấp bách nguy hiểm, phục vụ quốc phòng an ninh dung cảm cứu người , cứu tài sản của nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xá hội đặc biêt khó khăn.(Theo khoản 1 điều 19, mục 6 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

Thương binh loại B là quân nhân, là công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động tư 21% trở lên trong khi luyện tập , công tác đã được các cơ quan đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993(Theo khoản 3 điều 19 , mục 6 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

2.1.2  Điều kiện và căn cứ xác định thương binh

2.1.2.1 Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):

Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

(Theo khoản 1 điều 27 mục 6, Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.1.2.2  Không xem xét xác nhận thương binh đối với

Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
(Theo khoản 2 điều 27 mục 6, Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.2 Các chế độ ưu đãi với thương binh

2.2.1 Chế độ trợ cấp hàng tháng, hàng năm

2.2.1.1 Chế độ trợ cấp hàng tháng

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ quy giảm khả năng lao động và loại thương binh (Theo khoản 1 điều 20 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì người phục vụ được nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng (Theo khoản 2 điều 21 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.(Theo khoản 1 điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG (theo phụ lục I, nghị định 99/2018/NĐ-CP)

Đối tượng người có côngTrợ cấpPhụ cấp
Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên760
– Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng1.558
– Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên1.515
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng1.946
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần850
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng1.212
2.2.1.2 Chế độ trợ cấp hàng năm
Đối tượng người có côngMức trợ cấp
Trợ cấp ưu đãi đới với con của người có công với cách mạng theo quy của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi học tại : 
-Cơ sở giáo dục mầm non200
-Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường dự bị địa học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật250
-cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, phổ thông dân tộc nội trú300
Trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học300

2.2.2 Chế độ ưu đãi về giáo dục

Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp theo quy định của pháp luât về lao động, ưu đã trong giáo dục và đào tạo.(Theo khoản 3 điều 20 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

Con của thương binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo (Theo khoản 4 điều 21 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

2.2.3 Chế độ ưu đãi về việc làm và vay vốn tạo việc làm

Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn giảm thuế miễn giảm nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của nhà nước và địa phương
 (theo khoản 4 điều 20 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, bệnh binh được nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, được miễn thuế hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.(Theo điều 22 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

2.2.4 Chế độ chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khở, phục hồi chức năng lao động , cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và chắc năng của nhà nước
 (Theo khoản 2 điều 20 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11

2.2.5 Chế độ hỗ trợ khác

2.2.5.1  Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

(theo khoản 2 điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.2.5.2 Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần.

(Theo khoản 3 điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.2.5.3  Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh

Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.

Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.

Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

(Theo khoản 5 điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.2.5.4  Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết

Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. (Theo khoản 1 điều 32 nghị định 31/2013/NĐ-CP)

Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;

Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

 (Theo Khoản 2 điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.2.5.5  Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ.

Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.
(Theo điều32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)

2.2.5.6 Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

(Theo khoản 1 điều 21 pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11)

Chương 3: Thực trạng thực hành chế độ ưu đãi với thương binh tên địa bàn thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh và một số kiến nghị.

3.1 Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh ở Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

3.1.1 Chế độ trợ cấp hàng tháng, hàng năm

3.1.1.1 Chế Độ trợ cấp hàng tháng

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Thương binh loại B :797 người trong đó :

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60% là 677người
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% là 59 người
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương nặng đặc biệt là 5 người

Thương binh loại B 31 người trong đó  :

Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60% là 24 người
Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% là 4 người
Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên là 2 người
Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương nặng đặc biệt  là 1 người.

3.1.1.2 Chế độ hưởng trợ cấp 1 lần đối với thương binh:

Không có

3.1.2 Chế độ ưu đãi về giáo dục

Đối tượng là Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh : không có.

Đối tượng là thương binh loại B: Không có

Đối tượng là con của thương binh, Thương binh lạo B, bệnh binh quy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên : 9 Người
Đối tượng là con của thương binh, thương binh loại B, Bệnh binh quy giảm khả năng lao động dưới 61% : 5 người

3.1.3 Chế độ ưu đãi về việc làm và vay vốn tạo việc làm

Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho tất cả người có công trong đó có thương binh là 589 lượt người, tổng số tiền là 3.387.582.000 đồng

3.1.4 Chế độ chăm sóc sức khỏe

3.1.4.1 Đối tượng được nhà nước mua bảo hiểm y tế

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 494 người
Thương binh loại B: 25 người.

Người phục vụ thương binh, hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên : 36 người.

Thân nhân của thương binh hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên: 114 người.

3.1.4.2 Giải quyết điều dưỡng:

561 lượt người (tại gia đình:109 người, tập trung :452 người)

Giải quyết trang cấp , dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng: (bao gồm tất cả người có công với cách mạng ) : 1077 người, tổng số tiền 1.060.075.000 đồng

3.1.5 Chế độ hỗ trợ khác

3.1.5.1 Nhóm chính sách hỗ trợ nhà ở: Đối tượng thương binh được hỗ trợ xây mới và sửa nhà

Thực hiện quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của thủ tướng chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở :
Căn cứ quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 điều chỉnh bổ sung (đợt 2) quyết định 2263/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của UBND tỉnh, trong đó thị xã Đông Triều được phê duyệt với tổng số hộ được hỗ trợ là 194 hộ, tỉnh hỗ trợ 162 hộ.

Giai đoạn 2 , thời gian từ 2017-2018: trên cơ sở tổng hợp kết quả rà soát trên địa bàn 632 nhà trong đó xây mới 358 nhà và sửa chữa 274 nhà, hiện đang triển khai thực hiện ;

Từ nguồn hỗ trợ của “Quỹ Đền Ơn Đáp Nghĩa” thị xã dành 1,53 tỷ đồng hỗ trợ xây mới sửa chữa 40 nhà ở cho gia đình thương binh liệt sĩ nhân dịp 70 năm Ngày thương binh liệt sỹ,5 năm qua thị xã đã vận động xã hội hóa các xã pường, các đơn vị quân đội, các doanh nghiệp để hỗ trợ xây mới 32 nhà, sử chữa 16 nhà trị giá 1,7 tỷ đồng.

3.1.5.2 Cấp đất và miễn giảm tiền sử dụng đất

UBND thị xã chỉ đạo phòng Lao động –TBXH  phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn và các xã phường giải quyết thực hiện theo quyết định số 117/2007-TTG ngày 25/7/2007 cho 4 trường hợp về miễn giảm thuế đất ở

3.1.5.3  Suy tôn 03 liệt sĩ (trong đó có 1 thương binh chết cho vết thương cũ tái phát)

Hàng tháng cấp tiền mua báo nhân dân cho người thuộc đối đợi : người hoạt đông cách mạng từ ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến trước ngày 19/8/1945

Hỗ trợ 8 cựu tù Côn Đảo và phú Quốc thăm lại di tích cũ: 24 triệu đồng .

3.1.5.4 Một số đánh giá chung về thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh của Thị Xã Đông Triều Tỉnh quảng ninh:

Để thực hiện được tốt chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công, đặc biệt là thương binh, Thị Xã Đông Triều đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện : Mở Rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mở rộng diện đối tượng, bổ sung chế độ ưu đãi ; quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công phù hợp với thực tiễn qua các thời kì cách mạng khác nhau, phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, quy định chế độ trợ cấp gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, đạt yêu cầu ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội; quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền các cán bộ ngành, cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội, quy định chế độ khen thưởng, xử lí vi phạm đầy đủ, chính xác phù hợp với hoạt động cải cách tư pháp, hoạt động xây dựng luật pháp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Triển khai và thực hiện được cụ thể hóa bằng các thông tư và hướng dẫn, dễ hiểu, dễ làm. Bên cạnh đó khi chính sách thay đổi đều được tập huấn hướng dẫn.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập mà Thị Xã Đông Triều chưa xử lí hết được như: việc công nhận, xác nhận đối tượng thương binh phải căn cứ vào giấy tờ, chứng lý gốc. trong khi đó, do điều kiện chiến tranh, thời gian lau, nhiều trường hợp không còn lưu giữ các giấy tờ theo quy định nên không có căn cứ để xác nhạn (việc xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013. Trong khi một số thương binh không được công nhận vì một số giấy tờ đã bị mất theo thời gian thì một số đối tượng đã dựa vào những lỗ hổng của pháp luật tạo giấy tờ giả để làm giả thương binh để hưởng những ưu đãi xã hội của nhà nước gây nên nhiều thất thoát cho ngân sách của thị xã trong đó tiêu đặc biệt như trong một số ưu đãi

Chế độ ưu đãi, đặc biệt là chế độ trợ cấp tuất thương binh, chế độ trang cấp dụng cụ chỉnh hình, hỗ trợ một lần, ưu đãi giáo dục còn thấp.

Một số trường hợp người hoạt động kháng chiến nhiễm chất động hóa học hưởng trợ cấp trên 81% tuy nhiên biên bản giám định y khoa không có tỷ lệ trên nên không được hưởng trợ cấp người phục vụ, Trường hợp này chưa có hướng dẫn cụ thể.

Hiện tại Đông Triều còn 77 trường hợp thương binh đã được hưởng quà lễ tết hàng năm nhưng không có hồ sơ gốc tại tỉnh nên không được hưởng trợ cấp, Không được bằng tổ quốc ghi công. Do vậy gây khó khăn cho việc giải quyết chế độ xác nhận thương binh cho đối tượng. Hiện tại chưa có hướng giải quyết, gây bức xúc cho nhân dân.

3.2 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chế độ ưu đãi đối với thương binh trên địa bàn thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.

Trước hết, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách thương binh. Thị xã cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về thực hiện chủ trương, chính sách đối với thương binh, đồng thời chủ động xác định kế hoạch, giải pháp thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận. Trong quá trình thực hiện, cần gắn công tác này với nhiệm vụ chính trị được giao; chú ý kết hợp chặt chẽ với công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị – xã hội địa phương vững mạnh. 

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân thực hiện tốt chính sách đối với thương binh bằng các chương trình cụ thể; thực hiện tốt việc chăm sóc người có công với trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc (ngày thương binh liệt sĩ 27/7). Đồng thời, Thị xã  cần thường xuyên làm tốt việc sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, làm tốt phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” và các đối tượng chính sách có nhiều cố gắng trong sản xuất, học tập và công tác. Bổ sung những nội dung xây dựng chính sách ngày càng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, tập trung giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về xác nhận thương binh. Có hướng dẫn cụ thể, phù hợp với thực tế để xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh  đặc biệt là những trường hợp được quà lễ tết hàng năm nhưng không có hồ sơ gốc. Đây là công việc lớn, phức tạp và khó khăn.

Vì vậy, cùng với sự cố gắng của toàn thị xã , phải có sự chung tay của của mọi người . Trước hết, từng thôn, từng xã cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; triển khai kế hoạch cụ thể, rà soát, xem xét, kết luận từng trường hợp theo đúng quy định, tránh để nhầm, sót những người thực sự có cống hiến mà không được hưởng chính sách. Đồng thời, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách; kiên quyết xử lý những hành vi gian dối, vi phạm pháp luật về người có công. kiên quyết đình chỉ việc thụ hưởng chế độ và thu hồi khoản tiền hưởng sai chế độ; tăng cường chỉ đạo Hội đồng Giám định y khoa các cấp hoạt động hiệu quả, khám giám định đúng đối tượng…

Bốn là, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Nhà nước; bảo đảm các khoản phụ cấp, trợ cấp được trao “tận tay, đúng kỳ, đúng số” cho các đối tượng là thương binh. Theo đó, các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, những bất hợp lý trong công tác chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Năm là, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thương về nhà ở; hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cơ sở điều dưỡng thương binh ; tu bổ, xây dựng nhà ở, hỗ trợ vay vốn về việc làm ,…

Sáu là đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc thương thông qua các chương trình tình nghĩa. Đồng thời, thông qua các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, việc làm, giảm nghèo…tạo điều kiện cho thương binh và gia đình họ học tập, học nghề, tạo việc làm, phát triển về kinh tế nhằm ổn định, nâng cao đời sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xem thêm bài viết liên quan:

1900.0191