Công ty X (Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua vật liệu xây dựng với công ty Y (Canada). Hợp đồng được ký kết và thực hiện tại Úc

Công ty X (Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua vật liệu xây dựng với công ty Y (Canada). Hợp đồng được ký kết và thực hiện tại Úc. Các bên thoả thuận chọn pháp luật Singapore để giải quyết nếu có tranh chấp liên quan đến hợp đồng phát sinh. So Công ty Y giao hàng không đúng chất lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng, Công ty X khởi kiện Công ty Y trước Toà án Việt Nam.

  1. Vụ việc trên có phải vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không? Tại sao? Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Giải thích?
  2. Giả sử Toà án Việt Nam có thẩm quyền, Toà án Việt Nam phải áp dụng pháp luật Singapore để giải quyết tranh chấp nêu trên vì tôn trọng thoả thuận của các bên. Quan điểm của anh (chị) về nhận định này. Lưu ý: Giữa Việt Nam và Canada không có Điều ước quốc tố có liên quan.

Trả lời:

1. Đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; 2. Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; 3. Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Đối với tranh chấp trên, tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết, căn cứ theo Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vụ việc trên không thuộc các trường hợp mà luật quy định.

2. Đối với quan điểm “Giả sử tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, tòa án Việt Nam phải áp dụng pháp luật Singapo để giả quyết các tranh chấp nêu trên vì tôn trọng thỏa thuận của các bên”, em không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định như sau: trước hết các bên cần áp dụng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Luật Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên […](Điều 664 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Tức là nếu Điều ước quốc tế và Luật Việt Nam quy định các bên được lựa chọn thỏa thuận luật áp dụng, và các bên có lựa chọn luật áp dụng, thì tòa án xét xử dựa trên luật mà các bên đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, điều này không áp dụng đối với mọi trường hợp.

Thứ nhất, pháp luật nước mà hai bên lựa chọn, bên cạnh sự thỏa thuận, phải đáp ứng các nguyên tắc khác của pháp luật Việt Nam, cụ thể:

  • Chỉ được lựa chọn luật với các vấn đề mà điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam cho phép lựa chọn;
  • Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam;
  • Chỉ được lựa chọn các quy phạm thực chất, không được lựa chọn luật có quy phạm xung đột;
  • Việc lựa chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật.

Bên cạnh đó, luật cũng quy định những trường hợp không áp dụng thỏa thuận luật của các bên như sau (Khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015):

  • Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
  •  Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
  • Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

Do đó, không phải cứ vì các bên lựa chọn pháp luật Singapo thì tòa án sẽ giải quyết theo luật Singapo.

Bài liên quan:

Bài luận liên quan:

1900.0191