Các thời hạn trong xét xử Sơ thẩm theo Luật Tố tụng Dân sự 2015

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các thời hạn trong xét xử Sơ thẩm theo Luật Tố tụng Dân sự 2015


Luật sư Tư vấn Luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 05 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Các thời hạn trong xét xử Sơ thẩm theo Luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Luật tố tụng dân sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định.

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ta có các thời hạn trong xét xử vụ án sơ thẩm sau:

– Thời hạn khởi kiện: phụ thuộc vào quan hệ dân sự mà các bên có tranh chấp.

– Thời hạn để Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, và trong thời hạn 5 ngày kể từ khi được phân công, Thẩm phán có trách nhiệm xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; quyết định thụ ly vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; quyết định chuyển đơn khởi kiện; quyết định trả lại đơn khởi kiện.

– Thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện: do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày;

– Thời hạn khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện: 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện.

– Thời hạn mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị: 05 ngày làm việc, kể từ ngày phân công được Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

– Thời hạn khiếu nại, kiến nghị quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán: 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời

– Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí: 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí;

– Thời hạn thông báo việc thụ lý vụ án: 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án

– Thời hạn phân công Thẩm phán giải quyết vụ án: 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.Thời hạn nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có): 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc Tòa án thụ lý vụ án, có thể gia hạn nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ nhưng không quá 15 ngày.

– Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ: do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm;

– Thời hạn thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự: 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ.

– Thời hạn thực hiện công việc cụ thể được ủy thác của Tòa án là 1 tháng, kể từ ngày Tòa nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác;

– Thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự là 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;

– Thời hạn để Thẩm phán xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu là không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

– Thời hạn khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Thời hạn để Chánh án xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

– Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

– Thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án với những tranh chấp dân sự và tranh chấp về hôn nhân và gia đình; hoặc 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, về lao động (có thể gia hạn nhưng không quá một nửa thời hạn trên).

– Thời hạn hòa giải (nếu có): hòa giải được tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử. Nếu hòa giải thành thì hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 5 ngày làm việc.

– Thời hạn mở phiên tòa xét xử: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

– Thời hạn hoãn phiên tòa: không quá 1 tháng, từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa (đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa).

– Thời hạn cấp trích lục bản án: 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa.

– Thời hạn giao hoặc gửi bản án: 10 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Với những tư vấn về câu hỏi Các thời hạn trong xét xử Sơ thẩm theo Luật Tố tụng Dân sự 2015, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191