Phân tích đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946

Phân tích đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946 (Bài luận tổng hợp).


I. Đặt vấn đề “Đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946”

Phân tích đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946
Phân tích đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946

Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời ra đời mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam- kỉ nguyên độc lập, tự do. Con người có thêm niềm tin vào chiến thằng và ý chí được củng cố thêm, có điều kiện cơ bản để phát triển. Tuy nhiên, cũng sau khi giành được độc lập, nước ta đang đứng trước vô vàn những khó khăn thử thách cần phải vượt qua đặc biệt là vấn đề chống giặc ngoại xâm đang dùng những chiêu bài thâm độc để âm mưu chiếm nước ta, cụ thể là Pháp và Tưởng. Trước tình hình đó, Đảng ta đã tiến hành nhiều chủ trương, đường lối chiến lược nhằm mục đích xua đuổi thế lực thù địch ra khỏi nước nhà. Trong đó đường lối ngoại giao được coi là một cách thức được sử dụng tiêu biểu nhất của cách mạng Việt Nam thời kì này, thời kì 1945-1946.

II. Phân tích đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nước nhà chống lại những thế lực xâm lăng, cách mạng ta đã sử dụng nhiều loại hình đấu tranh mà tiêu biểu nhất là đấu tranh trên lĩnh vực quân sự và chính trị, và ngoài ra là hình thức đấu tranh ngoại giao. Không giống như đấu tranh trên lĩnh vực quân sự, chính trị cũng không giống như trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Đấu tranh ngoại giao là hình thức đấu tranh trên bàn đàm phán sử dụng phương thức thỏa thuận. thương lượng giữa những người được đại diện ngoại giao về một vấn đề nào đó liên quan đến quốc gia tham gia nhằm mục đích giải quyết những vấn đề có lợi cho các bên tham gia ngoại giao trên bàn đàm phán đó.

1.Hoàn cảnh lịch s những năm 1945-1946

a.Thuận lợi

Trên thế giới, Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.

Trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân đang phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.

b.Khó khăn

     Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân non trẻ vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.

     Các thế lực đế quốc và phản động trong nước, ngoài nước câu kết với nhau bao vây và chống phá quyết liệt nước VNDCCH còn non trẻ: ở miền Nam, quân đội thực dân pháp được ĐQ Anh đồng lõa và tiếp tay đã nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2 ở Nam bộ. Ở miền bắc, khoảng 20 vạn quân Tưởng giới thạch dưới danh nghĩa quân đồng minh ồ ạt kéo vào nước ta, mượn tiếng tước vũ khí quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra, nhưng thực chất có mưu đồ phá hoại và cướp nước ta. Bên cạnh chúng, còn có bọn Việt gian trong các đảng phái phản động như Việt quốc, Việt cách, Đại Việt…làm tay sai dẫn đường và phá hoại cách mạng. Trên đất nước ta lúc đó còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải pháp, sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của ĐQ. Chưa bao giờ nước ta có nhiều thù trong giặc ngoài như vậy.

Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của nhà nước mới, còn rất non yếu. Nền kinh tế tự do thực dân để lại vô cũng nghèo nàn lạc hâu. Sản xuất đình đốn. Tài chính khô kiệt, kho bạc trống rỗng. Nạn đói năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người bị chết đói. Đất nước sơ xác, tiêu điều. Tiếp đó là nạn lũ lụt rồi hạn hán kéo dài, làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Trình độ văn hóa của của nhân dân thấp kém, hơn 90% dân số bị mù chữ.

Về đối ngoại, nước VNDCCH mới thành lập chưa được các nước trên TG công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Trên thực tế, nước VN bị bao vây bốn phía.

Những khó khăn đó nói lên chính quyền và nền độc lập mà nhân dân ta mới giành được đang đứng trước những thử thách vô cũng nghiêm trọng. Tổ quốc lâm nguy, vận mệnh dân tộc ở tình thế “ngàn cân treo trên sợi tóc

Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng suốt phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.

2.Nội dung đường lối ngoại giao giai đoạn 1945-1946

a.Đấu tranh chống Tưởng và các Đảng phái phản động

Theo hiệp ước Pôtxdam ký kết giữa 4 nước thắng trận (Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc), quân Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc nước ta để tước vũ khí quân Nhật. Nhưng đưa 20 vạn quân vào nước ta, quân Tưởng không phải chỉ thực hiện nhiệm vụ đó mà còn âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, giúp bọn phản động Việt quốc, Việt cách lập chính quyền làm tay sai cho chúng

Trong hoàn cảnh phải đối phó với dã tâm xâm lược trở lại của TDP ở Nam Bộ, sự uy hiếp của quân Tưởng ở ngoài Bắc hòng lật đổ chính quyền cách mạng. Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều lực lượng kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn tránh xung đột với quân Tưởng. Nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế, chính trị, nhưng kiên quyết giữ vững độc lập, giữ vững chủ quyền cách mạng; tránh va chạm về quân sự nhưng dùng lực lượng chính trị của quần chúng để buộc quân Tưởng phải tôn trọng chủ quyền của ta.

Nguyên nhân ta hòa hoãn với Tưởng vì Pháp mới là kẻ thù chủ yếu trước mắt của cách mạng, Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đồng minh chưa tuyên bố xâm lược như Pháp nếu đánh Tưởng thì sẽ rất khó khăn cho ta, hơn nữa nhằm tránh được phe đồng mình câu kết chống Việt Nam, lực lượng cách mạng còn non yếu, quân Tưởng thì đông và nhằm lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Mĩ, Tưởng- Anh, Pháp vào Đông Dương

Nội dung của chủ trương hòa với Tưởng

Thực hiện sách lược đó, tại Quốc hội khóa I ngày 2/3/1946 chúng ta đã nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp chính thức đồng thời nhân nhượng cho quan Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép dùng tiền Trung Quốc trên thị trường.mặt khác bộ đội rút ra ngoại thành, một bộ phận tự vệ chiến đấu, công an, trinh sát đi vào hoạt động bí mật, hỗ trợ quần chúng đấu tranh, hàng chục vạn quần chúng xuống đường tham gia những cuộc mít tinh, biểu tình nhân một dịp nào đó để biểu dương lực lượng toàn dân đoàn kết, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, quyết tâm ủng hộ và bảo vệ Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Như cuộc mít tinh của 30 vạn người hoan nghênh phái bộ Đồng minh, ngày 26-8-1945; cuộc biểu tình khổng lồ kéo dài 5 giờ phản đối phái bộ Anh chiếm Nam Bộ phủ khi Lư Hán, tư lệnh quân đội Tưởng đến Hà Nội ngày 14-9-1945…

Với sách lược đó, ta đã hạn chế tới mức tối đa sự phá phách của quân Tưởng và tay sai. Khi quân Tưởng rút về nước thì bọn tay sai cũng tan rã và bị trừng trị thích đáng.

Như vậy, chủ trương Hoa-Việt thân thiện là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, với chủ trương này ta đã hạn chế được trường hợp một mình phải đối phó với nhiều quân thù, tránh đượ những sự phá hoại côn đồ của các thế lực phản động

b.Hiệp định sơ bộ

Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, TDP đề ra kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Để thực hiện ý đồ đó, Pháp và Tưởng bắt tay nhau kí kết Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946). Để tránh tình thế bất lợi và có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng đối phố với âm mưu của Pháp. Trước tình hình như vậy, ngày 3/3/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”.

Thực hiện chủ trương đó, chiều ngày 6-3-1946, tại nhà số 36 phố Lý Thái Tổ (Hà Nội) thay mặt Chính phủ ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ. Đại diện các phái đoàn Anh, Mỹ, Tưởng cũng có mặt trong buổi ký kết.

Nội dung hiệp định

Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp

Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản, số quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm

Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn về các vấn đề ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai ở Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của ngườ Pháp ở Việt Nam.

Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên mà chính quyền cách mạng ký với nước ngoài. Ta đã lợi dụng được mâu thuẫn trên chính trường Pháp, buộc Chính phủ Pháp thừa nhận Việt Nam là một nước tự do, không còn là thuộc địa của Pháp. Đồng thời đuổi nhanh quân Tưởng ra khỏi nước ta và quét sạch bọn phản động tay sai của chúng. Ta giành được thêm thời gian khôi phục và phát triển cơ sở cách mạng trong các vùng bị địch chiếm ở miền Nam, xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, vũ trang ở miền Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Sau khi kí hiệp định sơ bộ, Pháp bội ước hiệp định này và tiếp tục gây xung đột vũ trang vì cho rằng đây không phải là một hiệp định chính thức và không phải là người cấp cao nhất của Việt Nam kí.

Trước tình hình đó, hội nghị trù bị(hội nghị Đà Lạt) họp từ 17/4 đến 12/5/1946 và hội nghị Fontainebleau (từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1946) đã được họp giữa hai nước để bàn về những vấn đề vận mệnh Đông Dương. Cuộc đàm phán thất bại vì Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta. Tình hình nước ta ngày càng nguy khốn

c.Tạm ước ngày 14/9/1946

Với sự ngoan cố và dã tâm xâm lược Việt Nam ngày càng lớn mạnh, những thỏa thuận không thành của Hiệp định sơ bộ, của hội nghị Đà Lạt, hội nghị Fontainebleau. Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định một lần nữa coi như là lần thương lượng cuối cùng với Pháp nếu Pháp không đồng ý, đó là bản tạm ước 14/9/1946.

Với tư cánh là một thượng khách sang thăm nước Pháp, ngày 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Mutê- đại diện của chính phủ Pháp bản tạm ước 14/9/1946 nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở Việt Nam. Tạm ước 14.9 đã làm cho nhân dân Pháp và thế giới thấy rõ thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Mặc dù phải nhân nhượng thêm về quyền lợi kinh tế, văn hoá… cho Pháp, song Việt Nam đã kiên trì quan điểm độc lập trong Liên hiệp Pháp, tiếp tục ngừng bắn, cam kết quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ, khẳng định đàm phán sẽ tiếp tục. Đặc biệt, việc kí Tạm ước 14.9 đã tạm thời tránh được cục diện chiến tranh và giúp Việt Nam tranh thủ thêm thời gian mặc dù không nhiều để chuẩn bị đi vào cuộc kháng chiến lâu dài; mặt khác tạo điều kiện để Hồ Chủ tịch và Đoàn Việt Nam về nước an toàn. Nhưng chỉ vài tháng sau, chiến tranh xâm lược của Pháp đã mở rộng ra cả nước Việt Nam. Và quân dân ta đã đứng lên chiến đấu bảo vệ nước nhà.

3.Kết quả và ý nghĩa lịch s của đường lối ngoại giao của Việt Nam thời kì 1945-1946

a.Kết quả

Với những chủ trương, đường lối ngoại giao của ta đã thực hiện trong thời kì 1945-1946, tuy gặp nhiều khó khăn, trong hiệp định sơ bộ cũng như các hội nghị ở Đà Lạt và Fontainebleau không thành do Pháp không thực hiện nhưng chúng ta đã giành được những kết quả đáng kể. chúng ta đã đuổi được hơn 20 vạn quân Tưởng cùng bè lũ tay sai về nước, miền Bắc tránh được sự phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân nhượng với Tưởng chúng ta có thời gian để đấu tranh chống Pháp ở miền Nam. Bước đầu ngăn không cho Pháp đổ bộ ra miền Bắc, tạo thời gian để củng cố lực lượng xây dựng chính quyền

b.Ý nghĩa lịch sử

Ý nghĩa của đường lối đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc.

Thứ nhất, với chủ trương Hoa-Việt thân thiện, chúng ta đã giữ vững chính quyền non trẻ mới được thành lập ở miền Bắc, tập trung, xây dựng lực lượng, sức mạnh cho cuộc đấu tranh ở Nam Bộ, chống kẻ thủ chủ yếu là thực dân Pháp.

Thứ hai, hòa với Tưởng chúng ta sẽ tránh được tình trạnh các nước Đồng minh vin cớ xâm lược nước ta. Bởi Tưởng vào nước ta với nhiệm vụ là giải giáp quân đội Nhật Bản, tuy chúng ta biết rõ mưu đồ phá hoại cách mạng của chúng nhưng chúng chưa rat ay, nếu ta đánh Tưởng thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thế giới khi nước ta mới tuyên bố độc lập

Thứ ba, hòa với Tưởng chúng ta sẽ khoét sâu được mâu thuẫn giữa 2 tập đoàn đế quốc Anh, Pháp với Mỹ, Tưởng ở Đông Dươngkhi các nước này đều có âm mưu áp đặt lên đất nước ta.

Ý nghĩa của đường lối đấu tranh với quân Pháp

Thứ nhất, với việc kí kết hiệp định sơ bộ ta đã đẩy được quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta, tránh khỏi nguy cơ một mình phải chống lại hai lực lượng ngoan cường và hóc búa

Thứ hai, hòa với pháp chúng ta sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp sau này

Linh hoạt trong ứng biến, mềm dẻo trong từng cách xử thế, càng nguy hiểm khó khăn, Hồ Chí Minh càng bình tĩnh và sáng suốt. Con đường để đi đến “độc lập cho Tổ quốc”, “tự do cho đồng bào” dù có thể khúc khuỷu, quanh co, nhưng với Hồ Chí Minh – đó là mục tiêu nhất quán – là “dĩ bất biến”. Vì vậy, dù không thể trong một lúc mà có được tất cả, thì việc quyết định giải pháp hòa với Tưởng, ký Hiệp định sơ bộ Việt Pháp và Tạm ước Việt Pháp đã thực sự là một quyết định chính xác, kịp thời, sáng tạo và đầy linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi tình hình “đã căng như dây đàn”. Đến nay, nước nhà đã độc lập, nhân loại đã được tự do nhưng nhìn về những quyết định mà Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Tưởng và Pháp ta thấy rằng đó quả là những quyết định thật là sáng suốt.


 

1900.0191