Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa

Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa
Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa

Câu hỏi: Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa?

Luật sư tư vấn dùm, em và các bạn bị bắt quả tang khi đang sử dụng cần sa thì có bị đi tù hay đuổi học không ạ, bọn em vẫn đang theo học tại trường nên rất sợ bị nhà trường phát hiện!


Luật sư Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 08 tháng 08 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư liên ngành số 09/TTLN hướng dẫn áp dụng điều 96a và điều 203 Bộ luật Hình sự của Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Điều 86, 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

– Điều 199 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

– Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư trả lời

Cần sa, theo Thông tư liên ngành số 09/TTLN, là một trong các chất ma túy thường gặp. Người đang hút, sử dụng cần sa, mà bị phát hiện thì sẽ bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ không quá ba ngày. Trong trường hợp cần thiết, thời gian tạm giữ có thể được gia hạn nhưng không quá 2 lần, mỗi lần không quá 3 ngày. Trong khi bị tạm giữ, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, mà người vi phạm sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính hoặc, nếu đủ căn cứ khởi tố, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép chất ma túy với khung hình phạt tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ của hành vi theo quy định tại điều 199 Bộ luật Hình sự:

“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

“Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy 

  1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”

Trong trường hợp không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người sử dụng, hút ma túy được trả tự do nhưng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Ngoài ra, trong trường hợp người có hành vi vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Tham khảo thêm:

1900.0191