Tỷ lệ % thương tật của những di chứng tâm lý sau khi bị hành hung

Tỷ lệ % thương tật của những hậu quả, di chứng tâm lý sau khi bị đánh, bị hành hung, bị lạm dụng.

Tình hình tội phạm trong xã hội ngày một gia tăng, đi theo đó là mức độ hung hãn cùng các thương tích chúng gây ra cũng ngày một nghiêm trọng hơn. Trong nhiều trường hợp, thương tích không chỉ là những tổn thương về cơ thể mà còn là cả những tổn thương nghiêm trọng về tinh thần của nạn nhân.

Theo ngôn ngữ y khoa, các tổn thương tâm lý sau chấn thương (hay còn gọi là hậu chấn tâm lý) là một rối loạn tâm lý, tổn thương về tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc.

Qua thực tế điều trị, đã có nhiều ca chữa trị mãi không khỏi. Bệnh nhân cứ ra rồi lại vào viện để điều trị mà bệnh tình không được cải thiện. Vì thế, pháp luật có quy định rất rõ về tỷ lệ thương tật đối với những “hậu chấn tâm lý” này để từ đó đưa ra hình phạt thích đáng hơn với tội phạm, người gây ra hậu quả.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế tỷ lệ thương tật của các di chứng rối loạn tâm thần và hành vi được ghi nhận như sau:

Di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não

Tỷ lệ thương tật (%)

I. Sa sút trí tuệ (mất trí Dementia)  
1. Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ 21- 25
2. Sa sút trí tuệ mức độ vừa (trung bình) 41 – 45
3. Sa sút trí tuệ mức độ nặng (trầm trọng) 61 – 63
4. Sa sút trí tuệ mức độ rất nặng (hoàn toàn ) 81 – 83
II. Rối loạn tâm thần sau chấn động não  
1.  Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị khỏi 0
2.  Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị ổn định    11 – 15
3.  Rối loạn tâm thần sau chấn động não điều trị không kết quả 25 – 30
III. Rối loạn nhân cách    
1. Rối loạn nhân cách điều trị khỏi 0
2. Rối loạn nhân cách điều trị ổn định 21 – 25
3. Rối loạn nhân cách điều trị không kết quả 41 – 45
IV. Rối loạn cảm xúc  
1. Rối loạn cảm xúc điều trị khỏi 0
2. Rối loạn cảm xúc điều trị ổn định 21 – 25
3. Rối loạn cảm xúc điều trị không kết quả 41 – 45
V. Hội chứng Korsakoff  
1. Hội chứng Korsakoff điều trị khỏi 0
2. Hội chứng Korsakoff điều trị ổn định 21 – 25
3. Hội chứng Korsakoff điều trị không kết quả 31 – 35
VI. Quên ngược chiều  
1. Quên ngược chiều điều trị khỏi 0
2. Quên ngược chiều điều trị ổn định 21 – 25
3. Quên ngược chiều điều trị không kết quả 31 – 35
VII. Ảo giác
1. Ảo giác điều trị khỏi 0
2. Ảo giác điều trị ổn định 21 – 25
3. Ảo giác điều trị không kết quả 41 – 45
VIII. Hoang tưởng (hoặc rối loạn dạng tâm thần phân liệt)  
1. Hoang tưởng điều trị khỏi 0
2. Hoang tưởng điều trị ổn định 31 – 35
3. Hoang tưởng điều trị không kết quả 61 – 63
IX. Rối loạn lo âu thực tổn
1. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị khỏi 0
2. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị ổn định 15 – 20
3. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị không kết quả 31 – 35
X. Rối loạn phân ly thực tổn  
1. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị khỏi 0
2. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị ổn định 15 – 20
3. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị không kết quả 31 – 35
XI. Ám ảnh  
1. Ám ảnh điều trị khỏi 0
2. Ám ảnh điều trị ổn định 15 – 20
3. Ám ảnh điều trị không kết quả 31 – 35

 

1900.0191