Thu hồi công nợ quá hạn tại An Giang – Xử lý khoản nợ không có hợp đồng

Xử lý các khoản nợ không có hợp đồng, tư vấn thu hồi công nợ tại An Giang.

Những khoản nợ nào được coi là công nợ xấu

Các khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng, thoả thuận giữa cá nhân, doanh nghiệp với cá nhân, doanh nghiệp khác đã quá thời hạn chi trả theo cam kết sẽ được coi là nợ xấu.

Tuỳ theo mức độ vi phạm cam kết chi trả có rất nhiều mức độ nợ xấu trên thực tế, để có những đánh giá chi tiết nhất, bạn sẽ cần có sự tư vấn của đơn vị chuyên môn khi xử lý vụ việc.

Tư vấn thu hồi công nợ, nợ cá nhân tại An Giang

An Giang là địa phương có sự phát triển kinh tế vượt bậc trong thời gian gần đây, đi đôi với nó là sự bùng phát trong các giao dịch kinh tế và cả các tranh chấp phát sinh liên quan tới công nợ, nợ quá hạn.

Để thu hồi được khoản tiền, chi phí nợ hợp pháp và tránh những mâu thuẫn xảy ra, việc áp dụng đúng phương pháp thu hồi nợ là cần thiết, chúng tôi khuyến nghị các đơn vị không tự áp dụng những biện pháp nằm ngoài quy định để thu hồi nợ và xâm phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Dịch vụ thu hồi công nợ An Giang của Công ty Luật LVN

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thu hồi các khoản công nợ, nợ xấu phát sinh tại An Giang với mức giá phù hợp và thời gian triển khai nhanh chóng.

Với ưu điểm là sự áp dụng pháp luật, việc thu hồi nợ sẽ trở nên an toàn và đảm bảo chính xác, triệt để, không gây ra những hậu quả xấu cho khách hàng và mất an ninh trật tự xã hội.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những thông tin cụ thể nhất và báo giá chi tiết với tình huống cụ thể của khách hàng.

Xử lý nợ khi giao tiền không có hợp đồng

Xác định vay giữa cá nhân với cá nhân hay cá nhân với doanh nghiệp và xử lý khoản nợ không có hợp đồng vay nợ

Tôi có người anh tham gia mở công ty làm ăn với một người bạn. Vừa qua, anh tôi có ký một hợp đồng bán hàng cho một đối tác và nhận số tiền đặt cọc 1 tỷ đồng. Do tin tưởng nên anh tôi đã đưa cho người bạn này giữ số tiền đó mà không hề có biên nhận. Sau đó, vì lý do khách quan hợp đồng không thực hiện được, nhưng người bạn này đã xài hết tiền nên không có để trả lại và hứa sẽ trả sau. Đến nay, thời gian xảy ra đã trên 3 tháng nhưng ông ta vẫn chưa trả. Để giữ uy tín, gia đình tôi đã vay mượn khắp nơi để trả cho khách hàng. Vậy gia đình tôi có thể tố cáo ông ra trước pháp luật để buộc ông ta phải trả lại số tiền đó được không? Xin vui lòng trả lời giùm vì hiện nay gia đình tôi đang rất khổ tâm vì món nợ này. Xin cám ơn.

Trả lời có tính chất tham khảo

Trường hợp bạn hỏi khá phức tạp, liên quan tới câu hỏi này, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Bạn nói, anh bạn tham gia mở công ty làm ăn với một người bạn, và sau đó có ký một hợp đồng bán hàng cho một đối tác và nhận 1 tỷ đồng làm tiền đặt cọc. Ở đây, có một số vấn đề cần làm rõ:

Thứ nhất, trong công ty đó, anh bạn giữ vị trí gì? Có phải là người đại diện theo pháp luật cho công ty hay không? Hay có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật về người được quyền nhân danh công ty ký kết hợp đồng hay không.

Trường hợp 1: Nếu anh bạn được quyền nhân danh công ty ký kết hợp đồng trên, vậy số tiền 1 tỷ là số tiền mà công ty nhận đặt cọc của đối tác chứ không phải anh bạn. Trường hợp này, quan hệ nợ là công ty của anh bạn nợ đối tác, chứ không phải nợ cá nhân của anh bạn. Còn ai là người có nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ đến đâu thì phải xét đến tính trách nhiệm trong công ty và mục đích tiêu xài 1 tỷ đồng nói trên.

Trường hợp 2: Anh bạn không được quyền nhân danh công ty ký kết hợp đồng trên, số tiền 1 tỷ mà anh bạn nhận đặt cọc là nợ cá nhân của anh bạn với đối tác chứ không phải nợ của công ty.

* Trong trường hợp 1, lại có một số vấn đề đặt ra:

– Trường hợp bạn của anh bạn tiêu xài 1 tỷ đó cho hoạt động kinh doanh của công ty, nếu anh ta chứng minh được điều đó, trong trường hợp này anh bạn và bạn của anh ấy phải cùng nhau gánh nợ số tiền đó. Trách nhiệm trả nợ như thế nào tùy thuộc vào mô hình công ty mà 2 người đó chung vốn mở (công ty trách nhiệm hữu hạn, hanh công ty hợp danh….Bạn tham khảo Luật Doanh nghiệp năm 2005) và quy định về trách nhiệm của mỗi người trong công ty đó (căn cứ vào phân định trách nhiệm của mỗi người ghi trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp khi anh bạn và bạn của anh ấy mở công ty).

Trường hợp này, nếu như bạn nói, gia đình bạn đã đứng ra vay nợ để trả cho đối tác đủ 1 tỷ đồng, thì căn cứ vào những điều tôi đã nói ở trên để xác định xem bạn của anh bạn phải đóng góp bao nhiêu trong số tiền 1 tỷ đó. Từ đó, anh bạn có thể khởi kiện để đòi bạn của anh ấy về số tiền trong phạm vi trách nhiệm đó.

Trường hợp bạn của anh bạn tiêu xài 1 tỷ đó cho chi tiêu cá nhân (có chứng cứ rõ ràng) thì anh bạn có quyền buộc anh ta phải trả lại cho công ty và hoàn trả số tiền đó cho đối tác. Nếu anh ta không chịu trả, anh bạn nhân danh công ty, đứng ra khởi kiện bạn của anh ấy về việc chiếm đoạt tài sản của công ty và buộc bồi thường.

* Trong trường hợp 2:

Anh bạn phải mang món nợ cá nhân đối với số tiền đó. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa anh bạn đối với đối tác là nợ cá nhân và quan hệ giữa anh bạn với bạn của anh ấy cũng là nợ cá nhân. Nếu anh bạn đòi mà bạn của anh ấy không chịu trả thì anh bạn có thể nhân danh chính anh ấy để khởi kiện ra tòa đòi số nợ 1 tỷ nêu trên.

Các văn bản liên quan:

Luật 60/2005/QH11 Doanh nghiệp

1900.0191