Thủ tục thành lập trạm khí tượng

Câu hỏi: Thủ tục thành lập trạm khí tượng

Công ty tư vấn giúp tôi tìm hiểu về thủ tục thành lập trạm khí tượng được không, xin cảm ơn các anh các chị ở công ty!


Thủ tục thành lập trạm khí tượng
Thủ tục thành lập trạm khí tượng

Luật sư Tư vấn Thủ tục thành lập trạm khí tượng – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 15 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Thông tư Số: 11/2007/TT-BTNMT HƯỚNG DẪN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN CHUYÊN DÙNG

3. Luật sư trả lời

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP theo thông tư số: 11/2007/TT-BTNMT

1. Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

a) Trường hợp chưa có công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng, thì chủ đầu tư đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và nộp cho cơ quan thụ lý hồ sơ trong giai đoạn thực hiện đầu tư;

b) Trường hợp công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng đang hoạt động, nhưng chưa có giấy phép, thì tổ chức, cá nhân quản lý công trình đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo chi tiết về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng và quy mô công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

c) Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật hoặc cá nhân;

d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc hợp đồng thuê đất của công trình có công chứng;

đ) Hồ sơ của công trình.

– Đối với công trình khí tượng:

+ Sơ hoạ địa hình (hoặc mô tả chi tiết) khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính 500 mét;

+ Sơ đồ bố trí mặt bằng công trình (vườn quan trắc, nhà làm việc);

+ Độ cao thiết bị đo khí áp (nếu có);

+ Mô tả ảnh hưởng của các vật che chắn công trình.

– Đối với công trình thuỷ văn:

+ Sơ hoạ đoạn sông (hồ, kênh, rạch) đặt công trình;

+ Sơ đồ bố trí mặt bằng (công trình đo đạc, nhà làm việc);

+ Cao độ sử dụng (quốc gia, hoặc giả định).

3. Trình tự cấp giấy phép

a) Nộp hồ sơ

– Công trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép:

Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ đề nghị cấp phép gửi hai (02) bộ hồ sơ tới Vụ Khí tượng Thuỷ văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và sao gửi một (01) bộ hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt công trình.

– Công trình do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  cấp giấy phép:

Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ đề nghị cấp phép gửi hai (02) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt công trình.

b) Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 mục III Thông tư này trong thời hạn năm (5) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

c) Thẩm định hồ sơ

– Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép, phải trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do không cấp giấy phép;

– Nội dung thẩm định hồ sơ bao gồm:

+ Căn cứ pháp lý về đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

+ Báo cáo chi tiết về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng và quy mô công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

+ Hồ sơ của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

+ Tính hợp lý của việc lựa chọn địa điểm và sơ đồ bố trí công trình.

– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép có trách nhiệm cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

– Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình về đề nghị cấp giấy phép đối với các trường hợp do Vụ Khí tượng Thuỷ văn thẩm định.

d) Quyết định cấp phép

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng (theo Mẫu số 2 hoặc số 3 kèm theo Thông tư này); trường hợp không chấp nhận cấp giấy phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để cơ quan thụ lý hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép.

=> Như vậy , khi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm những giấy tờ được quy định theo Điều 2.

Đối với hồ sơ của công trình, cũng bao gồm những giấy tờ được quy định đối với từng loại công trình như công trình khí tượng, hoặc công trình thủy văn.

Trình tự cấp giấy phép bao gồm:

1. Nộp hồ sơ

2. Tiếp nhận hồ sơ

3. Thẩm định hồ sơ

Nội dung thẩm định hồ sơ phải theo quy định của pháp luật bao gồm:

+ Căn cứ pháp lý về đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

+ Báo cáo chi tiết về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng và quy mô công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

+ Hồ sơ của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;

+ Tính hợp lý của việc lựa chọn địa điểm và sơ đồ bố trí công trình.

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình về đề nghị cấp giấy phép đối với các trường hợp do Vụ Khí tượng Thuỷ văn thẩm định (ý kiến về việc cấp hay không cấp và tại sao, quy trình nộp hồ sơ có hợp lệ không,)

4. Quyết định cấp phép

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng (theo Mẫu số 2 hoặc số 3 kèm theo Thông tư này); trường hợp không chấp nhận cấp giấy phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để cơ quan thụ lý hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191