Sau 30 năm, giải quyết tranh chấp chia di sản là bất động sản như thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Sau 30 năm, giải quyết tranh chấp chia di sản là bất động sản như thế nào?

Ông tôi trước có 500m2 đất ở Hòa Bình, trước khi mất chỉ căn dặn bố tôi và bác tôi là chia đất như thế nào chứ không để lại di chúc, sau đó bố tôi và bác tôi cũng không có ý kiến gì và cứ thế sử dụng, bác tôi thì sang Trung quốc lao động và hơn 30 năm nay mới trở về, trong thời gian đó để giữ đất bố tôi có rào hết cả phần của bố tôi lại và cũng sử dụng để tránh hoang phế, khi bác về thấy thế thì cho rằng bố tôi đã nhân lúc bác đi vắng để chiếm toàn bộ tài sản bố mẹ để lại và quyết tâm kiện ra tòa, vậy xin hỏi việc này giờ pháp luật xử lý thế nào


Sau 30 năm, giải quyết tranh chấp chia di sản là bất động sản như thế nào
Sau 30 năm, giải quyết tranh chấp chia di sản là bất động sản như thế nào

Luật sư Tư vấn Sau 30 năm, giải quyết tranh chấp chia di sản là bất động sản như thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Đất đai 2013;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Khiếu nại 2011

3./Luật sư trả lời

Theo quy định tại Điều 623.1 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu trong trường hợp trên.

Do vậy, sau 30 năm kể từ ngày mở thừa kế thì bất động sản sẽ không được coi là di sản của người để lại bất động sản nữa vì những người thừa kế đã hết quyền yêu cầu chia di sản là bất động sản. Cho nên, việc giải quyết tranh chấp bất động sản lúc này sẽ được giải quyết như một vụ tranh chấp đất đai bình thường.

Đối với trường hợp di sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân tổ chức thì quy trình giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:

Bước 1: Hòa giải ở cơ sở (không bắt buộc)

Bước 2: Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai)

Bước 3:

  • Trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đại 2013: Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp Huyện.
  • Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đại 2013 thì các bên có thể lựa chọn 1 trong hai cách:
    • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. (xem thêm thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tại Điều 203.3 Luật Đất đai 2013)
    • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Huyện.

Trong trường hợp các bên giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân mà có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có thể thực hiện thủ tục khiếu nại quyết định, hành vi hành chính hoặc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Đối với trường hợp di sản thuộc về Nhà nước thì hiện nay pháp luật không có quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức và Nhà nước của chính cá nhân, tổ chức ấy do vậy việc Giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện theo quy trình Khiếu nại quyết định, hành vi hành chính.

Trình tự, thủ tục khiếu nại được quy định chi tiết tại Điều 7, 8, 9, 10, 11 Luật Khiếu nại 2011.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191