Quyền của trẻ em có gì khi đã 14 tuổi?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quyền của trẻ em có gì khi đã 14 tuổi?

Em hỏi là em đã 14 tuổi, bố mẹ em mất sớm, em không còn người thân nào nên em đang sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì các quyền trẻ em của em có những gì, còn quyền gì và không còn quyền gì so với trước ạ. Anh chị tư vấn cho em nhé, em muốn biết ạ. Em cảm ơn anh chị nhiều.

Thu Oanh


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 20 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quyền của trẻ em

  • Luật trẻ em 2016,
  • Bộ luật Dân sự 2015,
  • Bộ luật Lao động 2012,
  • Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH về việc ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.

3./Luật sư tư vấn

Pháp luật Việt Nam quy định, trẻ em là người dưới 16 tuổi (Theo Điều 1, Luật trẻ em 2016). Luật trẻ em 2016 ghi nhận trẻ em có các quyền cơ bản của một con người như quyền sống, quyền được khai sinh, quyền được chăm sóc sức khỏe; các quyền riêng như quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, quyền được học tập, quyền được vui chơi và phát triển năng khiếu…v…v

Trẻ em từ đủ 14 tuổi có đầy đủ các quyền của trẻ em nói chung theo quy định của Luật Trẻ em 2016, đồng thời trẻ em đủ 14 tuổi có một số quyền phát sinh thêm theo độ tuổi như quyền dân sự, quyền lao động.

  • Về quyền dân sự của trẻ em từ 14 tuổi

Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 ghi nhận quyền tự thực hiện giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi đối với trẻ từ đủ 6 tuối đến dưới 15 tuổi

“3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”

Theo đó, người đủ 14 tuổi có thể tự thực hiện các giao dịch như mua bán, trao đổi, thuê mượn, gia công đồ thủ công…v…v đối với những giao dịch có giá trị nhỏ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết thực hàng ngày.

Đối với các giao dịch lớn, người từ đủ 14 tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, là cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Cần lưu ý, quyền thừa kế là quyền dân sự đặc biệt, phát sinh từ khi cá nhân sinh ra, người đủ 14 tuổi có quyền thừa kế và sở hữu tài sản riêng của mình. Tuy nhiên việc quản lý tài sản sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

  • Về quyền lao động của trẻ em 14 tuổi

Điều 164, Bộ Luật lao động 2012 là căn cứ về việc cho phép trẻ em từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi thực hiện quyền lao động.

Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi

1.Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Danh mục việc nhẹ được sử dụng lao động trẻ em từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi được ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

“1. Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.

2Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.

3.Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.

4.Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.

6.Nuôi tằm.

6.Gói kẹo dừa.”

Cần lưu ý, Theo Điểm a,Khoản 2, Điều 164, Luật Lao động 2012người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động không thể trực tiếp ký hợp đồng lao động, người sử dụng khi thuê đối tượng lao động này phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

Với những tư vấn về câu hỏi Quyền của trẻ em có gì khi đã 14 tuổi? , Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191