Đơn xin đăng ký sản xuất thực phẩm đánh bắt được

Đơn xin đăng ký sản xuất thực phẩm tự đánh bắt được là gì, có những nội dung thế nào, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa Đơn xin đăng ký sản xuất thực phẩm đánh bắt được

Đơn xin đăng ký sản xuất thực phẩm đánh bắt được là dạng đơn bày tỏ nhu cầu mong muốn được trực tiếp sơ chế, chế biến các sản phẩm mà mình đánh bắt được. Đưa những sản phẩm này vào kinh doanh và quy trình trao đổi lưu thông hàng hóa.

Mẫu Đơn xin đăng ký tự sản xuất thực phẩm đánh bắt được

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 11 tháng 2 năm 2020

 ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT THỰC PHẨM ĐÁNH BẮT ĐƯỢC

Kính gửi: UBND tỉnh Kiên Giang

– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

– Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

– Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT quy đinh phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông uy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Tên:     ngày sinh:                Giới tính:

CMND số:                 ngày cấp:                  Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Gia đình tôi đã tiến hành khai thác, đánh bắt thủy hải sản tại vùng biển Thổ Chu, Kiên Giang đến nay đã gần 05 năm. Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, nay tôi làm đơn gửi UBND tỉnh xin đăng ký sản xuất thủy hải sản mà hộ gia đình đánh bắt được.

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

 8. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 22/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật An toàn thực phẩm năm 2010:

Điều 23. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

1. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;

c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;

d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;

e) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT:

Điều 7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Phân công, phân cấp cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Từ những căn cứ trên, tôi nhận thấy việc sản xuất thủy hải sản đánh bắt được của hộ gia đình tôi được xếp vào loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cụ thể là cơ sở sản xuất thủy hải sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. UBND tỉnh có trách nhiệm phân công quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Như vậy, UBND tỉnh Kiên Giang có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký sản xuất thủy hải sản của hộ gia đình tôi. Hơn nữa, tôi xin cam đoan việc sản xuất thực phẩm tươi sống của hộ gia đình đã đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Vậy kính mong UBND thành phố sớm có phản hồi về yêu cầu đăng ký sản xuất thủy hải sản đánh bắt được cho hộ gia đình tôi.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung đơn.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

1900.0191