Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng tổ chức và hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng tổ chức và hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I.Phân tích, so sánh về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tội phạm mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản

a) Mafia Ý

b) Mafia Mỹ

c) Mafia Nhật Bản

d) Mafia Trung Quốc

e) Mafia Nga

II.Những điểm tương đồng trong tổ chức của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

III. Những điểm tương đồng trong hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

KẾT LUẬN


Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng tổ chức và hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản
Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng tổ chức và hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

MỞ ĐẦU

Mafia là một tổ chức tội phạm bí mật của người Sicily được hình thành vào đầu thế kỉ 19 tại vùng đảo Sicily thuộc Ý. Mối liên kết duy nhất gắn chúng lại với nhau đó là quyền lợi, từ cái nền này chúng bắt đầu xây dựng nên hệ thống quyền lực và những tôn ti trật tự riêng trong băng đảng. Quyền lực của chúng chủ yếu đến từ khẩu súng và tiền bạc.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chứ tội phạm này đặc biệt phát triển rộng rãi không chỉ sang Mỹ mà còn trên phạm vi quốc tế. Theo các số liệu thống kê cho thấy thì tính đến nay có đến 181 nhóm Mafia hoạt động tại Sicily với 5487 nhánh và có đến hàng trăn ngàn người liên quan đến hoạt động của Mafia tại Sicily. Mafia là nỗi kinh hoàng của người dân khắp nơi trên địa cầu từ Ý đến Hồng Kông, Macao, Mehico, Nga, Mỹ,…. là nhiệm vụ, mục tiêu cần phải diệt trừ hàng đầu của bất cứ chính phủ nào. Vì thế trong nội dung bài này em xin được đi sâu làm rõ, phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng tổ chức và hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.

NỘI DUNG

I.Phân tích, so sánh về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tội phạm mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản

a) Mafia Ý

Mafia Ý có cấu trúc rất điển hình đó là cấu trúc bậc thang theo chế độ gia đình, nên còn được gọi là các gia đình tội phạm. Cấu trúc này có thể giảm thiểu nhất nguy cơ bị phát hiện. Mafia Ý được tổ chức theo chế độ gia đình, và được tổ chức rất chặt chẽ từ trên xuống dưới, trong đó người đứng đầu là Boss (bố già). Tất cả tạo thành một tổ chức tội phạm hoạt động một cách quy mô và chuyên nghiệp có tổ chức rất chặt chẽ theo kiểu quân đội, giống một mạng xã hội, bao gồm những người giàu có và quyền lực nhất đến những người dưới đáy xã hội.

Mafia len lỏi vào mọi lĩnh vực kinh tế cảu Italia, nhưng phân bố không đồng đều trên đất nước này. Cơ quan đầu não của tổ chức tội phạm này tập trung ở phía Nam nước Italia. Các băng đảng tập trung ở Sicilia, Kampaner, Calabria và Apulia. Trong hai thành phố ở Sicilia là Catania và Palermo có đến 80% doanh nghiệp phải trả tiền bảo kê cho mafia.

Về mặt hoạt động, mafia Ý hoạt động và làm tiền bằng mọi cách. Từ cho vay nặng lãi, xây dựng bất hợp pháp, rửa tiền rồi làm hàng giả, hàng gian, cung cấp hàng hóa bất hợp pháp như ma túy, vũ khí, trộm cướp, đến gian lận lừa đảo, làm gải giấy tờ các loại, cờ bạc, cá cược, bất chấp thủ ddaonj giết người, đánh bom,… và ngay cả các hoạt động hợp pháp như cung cấp nhiều mặt hàng cho nhiều doanh nghiệp.

b) Mafia Mỹ

Mafia Mỹ được coi là hậu duệ trực tiếp của tổ chức tội phạm cùng tên có xuất xứ từ đảo Sicily. Vì thế xét về tổ chức, Mafia Mỹ cũng tương tự mafia Ý, đều được cấu trúc theo mô hình gia đình với cấu trúc tháp quyền lực, nhằm mục đích che dấu tổ chức và tránh bị phát hiện, phù hợp với tính chất hoạt động ngầm, bí mật của các tổ chức tội phạm này. Các gia đình mafia hoạt động độc lập và hợp thành Hội đồng La Cosa Nostra. Tại Hội đồng sẽ có các ông trùm đại diện cho những gia đình quyền lực nhất. Hộ đồng cũng là nơi các ông trùm sẽ có tiếng nói bình đẳng và biểu quyết các vấn đề quan trọng cũng như giải quyết tranh chấp giữa các gia đình.

Về hoạt động, trước đây vào thời kỳ đỉnh cao, mafia Mỹ vươn rộng ra tới 26 thành phố trên toàn nước Mỹ, ngoài ra còn rất nhiều chi nhánh, các phân nhóm độc lập và các cộng sự ở các thành phố khác. Lĩnh vực vẫn xoay quanh những hoạt động bất hợp pháp sinh lợi nhuận nhiều như tống tiền, bảo kê, buôn bán ma túy, vũ khí, cung cấp các dịch vụ bất hợp pháp như cờ bạc, mại dâm, cho vay nặng lãi,…

c) Mafia Nhật Bản

Mafia Nhật Bản có điểm tương đồng với cấu trúc tổ chức của mafia Ý, Mỹ đó là hệ thống cấp bậc của Yakuza cũng theo hình tháp với một người đứng đầu và vô số thuộc hạ trung thành dưới trướng theo những cấp khác nhau.

Tuy nhiên không giống với thứ bậc thông thường trong các tổ chức mafia khác, hệ thống thứ bậc của Yakuza phức tạp hơn nhiều. Bao gồm người đứng đầu là oyabun hoặc kumicho, ngay dưới người đứng đầu là cố vấn cao cấp và thủ lĩnh; nhân vật số hai là thủ lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản các băng nhóm, người này được sự trợ thủ của những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm; thấp hơn thủ lĩnh vùng là những người quản lý những băng nhóm nhỏ và các nhân vật này thường có một người giúp việc cho mình.

Về hoạt động, Mafia Nhật Bản mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp thế giới, haotj động bí mật, thay đổi hình thức hoạt động thường núp dưới bóng các tổ chức Công đoàn, các tổ chức kinh tế. Hoạt động của Yakuza đã vượt biên giới Nhật lan sang các nước châu Á lân cận, thậm chí đến tận Mỹ. Trong lần báo cáo trước Quốc hội năm 1991, Giám đốc FBI kết luận Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm hoạt động dữ dội nhất thế giới với doanh thu xấp xỉ 10 tỉ USD/năm. 1/3 số tiền kể trên đến từ các hoạt động buôn lâu ma túy tổng hợp. Tại Mỹ, Yakuza đặt “tổng hành dinh” tại Hawaii, nơi tổ chức này có lúc kiểm soát đến 90% dòng chảy ma túy tổng hợp vào đây rồi từ đó phân phối sang các thành phố khác của Mỹ. Cũng từ Hawaii, Yakuza tổ chức các hoạt động đưa lậu vũ khí về Nhật và móc nối với các băng đảng địa phương đưa du khách châu Á đến các sòng bài, các show diễn khiêu dâm hay các nhà thổ. Ngoài ra, Yakuza cũng không bỏ qua Las Vegas – nơi được mệnh danh là thiên đường ăn chơi với các sòng bạc và nhà thổ hoạt động thâu đêm suốt sáng.

d) Mafia Trung Quốc

So với Yakuza Nhật Bản thì Hội Tam Hoàng có điểm khác biệt đó là nếu như các Yakuza Nhật Bản có cấu trúc tổ chức khá phức tạp thì Hội Tam Hoàng lại có một cấu trúc tổ chức tương đối đơn giản, bao gồm 4 cấp bậc, mỗi cấp bậc có chức vị mã số riêng.

Tam Hoàng là băng đảng tội phạm được nói tới nhiều nhất ở Trung Quốc nhưng khó mà biết được quy mô hoạt động thực sự của tổ chức này bởi bản chất kín như bưng từ xưa tới nay. Tam Hoàng hình thành từ thời phong kiến theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau.

 Hội Tam Hoàng có xu hướng không được kiểm soát chặt chẽ từ phía trên. Đàn em không phải thông báo mọi hoạt động tội phạm và xin phép cấp trên. Các ông trùm chỉ can thiệp để hòa giải khi có xung đột.

Hội Tam Hoàng xuất hiện trên mọi lĩnh vực từ buôn lậu vũ khí đến tống tiền, mại dâm, bắt cóc, tổ chức vượt biên bất hợp pháp, làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc,…

Về hoạt động, Hội Tam Hoàng vươn ra khắp thế giới – nơi tập trung Hoa kiều sinh sống. Chỉ tính riêng tại Hồng Kông đã có tới 50 tổ chức của Hội Tam Hoàng. Tại Anh thường xuyên có 4 nhóm hoành hành trong đso lớn nhất là 14K. 14K có trụ sở tại Hongkong nhưng vươn “vòi bạch tuộc” với khoảng 20.000 thành viên chia làm 30 nhóm nhỏ hoạt động ở nhiều nước.

e) Mafia Nga

Trong cơ cấu tổ chức, nhìn chung theo các tài liệu nghiên cứu thực tế thì mafia Nga được đánh giá là yếu về tổ chức. Không rõ nét. Cũng alf cấu trúc bậc thang giống như các tổ chức Mafia khác, nhưng lại mang tính chất “tế bào”, phân cấp với sự tồn tại của các Cell hoạt động độc lập nhằm giảm thiểu tối đa khả năng bị phát hiện. Khi hình dung các Cell hoạt động độc lập ta có thể thấy rằng các tổ chức tế bào này thậm chí còn không biết đến khuôn mặt\của ông trùm, nên có thể lý giải vì sao vai trò của thủ lĩnh dường như trở nên nhạt nhòa hơn so với vai trò này trong các Mafia khác.

Về hoạt động, Mafia Nga cũng chủ yếu là: thu tiền bảo kê tại các sòng bài, khu chứa chấp gái mại dâm và các doanh nghiệp, giết thuê, tống tiền, phát triển thị trường chợ đen ở các thành phố lớn, thâm nhập vào thế giới ngân hàng và kinh doanh, rửa tiền, gian lận trong giao dịch chứng khoán…

Bên cạnh đó, mafia Nga còn kết hợp các thủ đoạn tàn độc và thao túng kinh tế, chính trị, liên minh với các Mafia quốc tế và tội phạm khủng bố để tìm kiếm lợi nhuận. Mạng lưới mafia Nga bao trùm lãnh thổ 50 nước ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

II.Những điểm tương đồng trong tổ chức của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

Thứ nhất, Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đều sắp xếp tổ chức của mình theo mô hình cấu trúc bậc thang – hình thang.

Nhằm mục đích che dấu tổ chức và tránh bị phát hiện, phù hợp với tính chất hoạt động ngầm, bí mật của các tổ chức tội phạm này. Cấu trúc này cũng cho ta thấy một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và sự phân chia quyền lực rõ ràng trong các gia đình mafia, cấp dưới có nghĩa vụ phục tùng cấp trên và việc duy trì quyền lực được bảo đảm thông qua những luật lệ nghiêm ngặt mà các thành viên phải tuyệt đối tuân theo.

Cách thức tổ chức theo cấu trúc bậc thang giúp ông trùm dễ dàng quản lý cấp dưới của mình, bên cạnh đó, giúp cho hoạt động của những tổ chức này phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì lẽ này nên mô hình cấu trúc tổ chức này được cả 5 tổ chức mafia nói trên áp dụng.

Thứ hai, trong cấu trúc tổ chức của mafia Ý, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có một người đứng đầu nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đạo hoạt động của tổ chức.

Trong các tổ chức trên, người đứng đầu có thể mang những tên gọi khác nhau, ví dụ: Boss (Ý,Mỹ), Pakhan (Nga), Oyabun (Nhật bản), Dragon Head (Trung Quốc). dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đối với tổ chức của mình thì họ chính là người duy nhất nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đạo hoạt động thường xuyên của tổ chức, tuyển thành viên, cũng như các hoạt động khác để duy trì hoạt động của tổ chức…

Ví dụ như ông Boss của một gia đình mafia Ý, ông ta chính là người trực tiếp thảo luận với các ông trùm của các gia định Mafia khác về việc phân chia địa bàn hoạt động của tổ chức, việc phân chia thị trường, lĩnh vực kinh doanh: buôn lậu ma túy, mại dâm, cờ bạc… và cũng là người quyết định việc hợp tác với gia đình Mafia khác để mở rộng mạng lưới và tầm ảnh hưởng của mình.

Tương tự người đứng đầu Hội Tam Hoàng là Sơn Chủ (hay còn gọi là Hoàng Long): là người được các thành viên tích cực bầu chọn, người có quyền quyết định tối thượng với mọi hoạt động chính của toàn hội. Sơn Chủ cũng là người chịu trách nhiệm giải quyết những xung đột xảy ra giữa các chi nhánh hoặc giữa chi nhánh của hội với các tổ chức khác. Lời nói của Sơn Chủ chính là mệnh lệnh.

Thứ ba, đứng dưới các ông trùm, ông Boss là một người trợ giúp đắc lực đó là phó thủ lĩnh – phó tướng.

Trong cơ cấu tổ chức của Mafia Ý, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, đứng sau Boss luôn là 1 phó thủ lĩnh, đây là cánh tay phải vô cùng đắc lực của Boss, là người trực tiếp chỉ huy cấp điều hành và lính. Phó thủ lĩnh thay mặt Boss để thực hiện các nhiệm vụ mà Boss giao cho tổ chức. Quyền hạn mà phó thủ lĩnh nắm giữ tùy thuộc vào Boss giao cho.

 Ví dụ trong một gia đình Mafia Ý, phó thủ lĩnh là người có quan hệ họ hàng, thân tộc với Boss. Là người trực tiếp chỉ huy cấp điều hành và lính trong gia đình Mafia. Còn trong một gia đình mafia Mỹ, phó thủ lĩnh – phó tướng là người thứ 2 có quyền ra lệnh, mặc dù quyền hạn mà phó tướng nắm giữ cũng có thể khác nhau. Một vài người ở vị trí này giải quyết các tranh chấp mà không cần ý kiến của sếp. Một vài được chuẩn bị để thay thế sếp khi ông ta đã quá già hoặc có nguy cơ bị vào tù.

Thứ tư, trong cấu trúc tổ chức của mafia Ý, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có một người cố vấn pháp luật.

Việc xuất hiện cố vấn trong các tổ chức tội phạm mafia cho thấy sự hoạt động ngày càng tinh vi của các tổ chức tội phạm này. Không chỉ duy trì hoạt động của tổ chức bằng các hoạt động bất hợp pháp và bạo lực mà chúng còn tìm cách tạo vỏ bọc trước pháp luật cho mình bằng cách hợp pháp hóa các hoạt động đó thông qua việc sử dụng những chuyên gia về luật pháp hay chính là các cố vấn pháp lý.

Đối với Mafia Ý, Cố vấn pháp lý cho trùm Mafia phải là người gốc Ý, nắm vững kiến thức pháp lý để tư vấn cho Boss trong mọi hoạt động của tổ chức. Cố vấn pháp lý thường hoạt động trong lĩnh vực hợp pháp để tạo vỏ bọc cho mình và bảo vệ gia đình Mafia bằng kiến thức pháp luật sâu rộng của mình trước sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước cố thẩm quyền.

Ngoài trừ tổ chức Mafia của Nga thì các tổ chức Mafia Ý, Mỹ, Nhật Bản đều có cố vấn hay như là quân sư ở Mafia Trung Quốc. Tuy nhiên Mafia Nga lại có cơ cấu 2 điệp viên nhằm kiểm soát sự trung thành của cấp dưới ngay liền Boss. Điều này sẽ đảm bảo cho việc cấp dưới sẽ không quá lạm quyền và quyền lực sẽ luôn tập trung vào tay Boss.

Thứ năm, dưới cùng của các tổ chức Mafia đều là lính, người tiến hành các hoạt động cụ thể, trực tiếp tham gia vào các phi vụ của mafia.

III. Những điểm tương đồng trong hoạt động của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

Dù có những địa bàn hoạt động khác nhau, nhưng các tổ chức mafia trên có những nét tương đồng nhất định trong hoạt động như sau:

Thứ nhất, phạm vi hoạt động của các tổ chức mafia này không chỉ trong phạm vi quốc gia nơi tổ chức đó hình thành mà những tổ chức này còn vươn rộng phạm vi hoạt động ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quá tình toàn cầu hóa nhanh chóng cùng với việc phòng chống và tiêu diệt các băng nhóm tổ chức tội phạm mafia của các cơ quan chức năng khiến cho các tổ chức này muốn hoạt động được thì phải phát triển lên tầm cao mới. Việc bành trướng lãnh thổ hay mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài, sang các quốc gia khác của các tổ chức mafia là một lẽ dĩ nhiên.

Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, Yakuza – mafia Nhật Bản hoạt động chính trên đại bàn truyền thống đó là Nhật Bản, tuy nhiên chúng đã mở rộng địa bàn hoạt động đến Đông Nam Á, Mỹ, Mexico, Australia,… Còn mafia Trung Quốc có địa bàn hoạt động chính ở Hồng Kông, nhưng chúng cũng đã vươn ra khắp thế giới – các nơi tập trung Hòa kiều sinh sống.

Tuy nhiên, riêng đối với mafia Mỹ, nếu như trước đây, phạm vi hoạt động của mafia Mỹ vươn rộng tới 26 thành phố trên toàn nước Mỹ, ngoài ra còn có nhiều chi nhánh, các phân nhóm độc lập và các tội phạm khác nhau; thì hiện nay, do sự truy lùng gắt gao của các chính quyền Hòa Kỳ cũng như sự cạnh tranh của các tổ chức mafia nước ngoài khiến cho các tổ chức mafia Mỹ chỉ còn hoạt động trong phạm vi Đông Bắc Mỹ và Chicago.

Thứ hai, cùng với sự vươn rộng phạm vi hoạt động thì các tổ chức mafia này còn mở rộng cả lĩnh vực hoạt động.

Dù danh sách rất dài nhưng cốt lõi, các tổ chức mafia Ý cũng như Mỹ, Nga,  Trung Quốc và Nhật Bản vẫn hoạt động xoay quanh các chủ đề: Buôn bán ma túy, tống tiền (gọi là pizzo), cho vay nặng lãi, bắt cóc đòi tiền chuộc, tổ chức mại dâm bất hợp pháp… và còn phải kể đến buôn lậu thuốc lá, vốn lãi rất nhiều mà hình phạt rất thấp. Đây vốn là lĩnh vực hoạt động truyền thống và chủ yếu của mafia. Thực ra cái gì hốt được tiền chúng đều không kiêng nể. Vì vậy, hoạt động hiện nay của mafia Ý, Mỹ, Nga cũng như Trung Quốc và Nhật Bản là rất đa dạng.

Đánh căp công quỹ cũng là một chiêu. Italia chiếm kỷ lục thế giới về nạn thụt két tiền trợ cấp nông nghiệp mà Cộng đồng châu Âu dành cho. Tiếp theo alf buôn lậu vũ khí, làm tiền giả, hàng giả các loại. Italia dẫn đầu châu Âu về nghề làm hàng giả, và đứng hàng thứ ba trên thế giới.

Mafia ngày càng cho thấy sự hoạt động tinh vi của chúng. Chúng cố gắng tạo ra các vỏ bọc thông qua việc đầu tư, kinh doanh các ngành nghề hợp pháp, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, thậm chí chúng còn triệt để khai thác lĩnh vực kinh tế, tài chính, lao động với các hoạt động lừa đảo tài chính, thao túng thị trường chứng khoán…

Một hoạt động không thể thiếu đối với các tổ chức mafia trên thế giới hiện nay đó là hoạt động rửa tiền. Chúng dùng mọi thủ đoạn để hợp pháp hóa những đồng tiền tội ác mà chúng kiếm được từ các hoạt động của mình. Ví dụ mafia Ý để rửa tiền, chúng tiến hành mua lại các xí nghiệp thua lỗ tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay Đông Đức hoặc đầu tư vào các công ty hợp pháp để tẩy rửa.

Thứ ba, ngoại trừ Yakuza (mafia Nhật Bản) thì hình thức hoạt động của các tổ chức mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc đều là hoạt động bí mật.

Đối với các tổ chức tội phạm ở Ý và Mỹ thì một trong những đạo luật được xem là nguyên tắc có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức đó là luật im lặng hay còn gọi là luật omerta, theo luật này thì bất kì người nào biết về tổ chức tội phạm này đều không được tiết lộ thông tin nào cho cảnh sát hay chính phủ biết và ai dám phá vỡ luật này sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng.

Đây chính là quy tắc vàng giúp cho các tổ chức tội phạm có thể tồn tại trong bóng tối suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, do sự phá vỡ luật im lặng của một số thành viên phản bội trong thời gian gần đây nên các tổ chức tội phạm ở Ý và Mỹ hiện nay đã đi vào hoạt động thao chiều sâu một cách kín đáo và bí mật hơn.

Đối với các tổ chức tội phạm ở Nga, hiện nay, cách nhận biết mafia Nga bằng các hình săm trên cơ thể đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, mafia Nga có thể là những người sống trong các căn hộ sang trọng, có địa vị và có tiếng nói với chính quyền. Như thế không có nghĩa là mafia Nga công khai hoạt động của mình, mà trái lại, tảng băng chìm của mafia Nga vô cùng đáng sợ, chúng là lực lượng quy tụ nhiều thành viên có học vị cao, được đào tạo rất bài bản và một số xuất thân từ các lực lượng đặc biệt, thậm chí từ các cơ quan tình báo quốc gia.

Như vậy, cho dù có những địa bàn hoạt động khác nhau nhưng các tổ chức mafia trên vẫn có những nét tương đồng nhất định.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định lịch sử hình thành và phát triển của Mafia đã tạo ra sức sống mạnh mẽ cho tổ chức tội phạm này. Bất kể là Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc hay Nhật Bản với những đặc điểm về cấu trúc riêng biệt mình đã hỗ trợ đặc lực cho các hoạt động của Mafia. Cùng với xu thế phát triển của thế giới về mọi mặt kinh tế, xã hội, tổ chức và hoạt động của Mafia cũng ngày một lớn mạnh. Điều đó đồng nghĩa với cuộc chiến chống lại loại tội phạm này ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Chính bởi thế, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nữa để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm chống lại loại tội phạm nguy hiểm này.


 

1900.0191