Quy định của pháp luật về hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy?

Quy định của pháp luật về hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy?

Quy định của pháp luật về hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy?

Gửi bởi: Nguyễn hùng Cường

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mục 5 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định như sau:

“5. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196).

5.1. “Sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là làm ra các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này (có thể bằng phương pháp thủ công hoặc áp dụng khoa học kỹ thuật) để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

5.2. “Tàng trữ các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi cất giữ các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này ở bất kỳ địa điểm nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali hoặc cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

5.3. “Vận chuyển các phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dịch chuyển các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, quần…; có thể để trong hành lý như vali, túi xách…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

5.4. “Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Mua các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này nhằm bán cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

c) Xin các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

d) Dùng các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

đ) Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này nhằm bán lại trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

e) Tàng trữ các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

g) Vận chuyển các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

5.5. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

a) Chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ là nhằm để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Người lần đầu sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy và chỉ dùng các phương tiện, dụng cụ này để cho bản thân họ sử dụng trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính. Trường hợp đã bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đối với trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán từ năm bộ dụng cụ, phương tiện (có thể cùng loại, có thể khác loại) trở xuống thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để không truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính.

d) “Vật phạm pháp có số lượng lớn” quy định tại khoản 2 Điều 196 của BLHS là trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán từ hai mươi bộ phương tiện, dụng cụ (có thể cùng loại, có thể khác loại) trở lên. ”

Như vậy theo quy định nêu trên, hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi làm ra các phương tiện, dụng cụ; cất giữ các phương tiện, dụng cụ ở bất kỳ hình thức nào; mua, bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Người sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hàng nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Các văn bản liên quan:

Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “ Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Trả lời bởi: hoidapphapluat

1900.0191