Xác nhận sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú có được không?

Xác nhận sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú có được không? Quy định như thế nào?

Tôi có hộ khẩu ở Bắc Ninh, tôi vào Hồ Chí Minh lấy chồng đã 4 năm rồi nhưng chưa chuyển hộ khẩu qua đây, giờ tôi phải xin sơ yếu lý lịch để phục vụ công tác mà tôi không thể về quê ngay được, vậy tôi có thể xin tại Hồ Chí Minh luôn được không, tôi ở đây cũng khá lâu rồi, cán bộ phường đều biết tôi cả?

Xác nhận sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú có được không?
Xác nhận sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú có được không?

Luật sư Tư vấn Lý lịch Tư pháp  – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 16 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề cơ quan có thẩm quyền xác nhận Sơ yếu lý lịch

– Công văn 1520/HTQTCT-CT của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực chỉ đạo về việc chứng thực sơ yếu lý lịch

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

3./ Luật sư trả lời Xác nhận sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú có được không

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ chứa đựng các thông tin cá nhân của người khai lý lịch, như sự sinh trưởng phát triển của bản thân, các quan hệ gia đình và một số nội dung về nhân thân của bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của công dân.

Sơ yếu lý lịch thường được sử dụng vì mục đích học tập hoặc tuyển dụng việc làm, do vậy sơ yếu lý lịch (theo mẫu) cần phải ghi đầy đủ diễn biến quá trình hoạt động, công tác của công dân đến thời điểm nhất định và trong nhiều trường hợp chỉ có giá trị khi có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã có công văn 1520/HTQTCT-CT chỉ đạo về  việc chứng thực sơ yếu lý lịch như sau:

“Hiện nay, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận…

Đặc biệt, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực còn nhận được phản ánh của báo chí và một số địa phương về việc một số Ủy ban nhân dân cấp xã đã xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.

Đ tháo gỡ vướng mắc nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo y ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./.”

Theo đó, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về việc xác nhận sơ yếu lý lịch. Ở đây cần xác định dựa trên nhu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của chị, nếu chị có nhu cầu xác nhận về những thông tin liên quan đến quá trình sinh trưởng phát triển của bản thân, thì việc Xác nhận được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tuy nhiên, với trường hợp chị đã tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh 4 năm, chưa chuyển hộ khẩu thường trú nhưng đã đăng ký tạm trú và được cấp sổ tạm trú, thì chị có thể xin xác nhận các nội dung về nơi sinh sống hiện tại và các thông tin cá nhân của chị tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi đăng ký tạm trú.

Theo hướng dẫn của Cục Quốc tịch, Hộ tịch nêu trên, việc xác nhận Sơ yếu lý lịch nếu không xác nhận được các thông tin, Ủy ban nhân dân chỉ tiến hành chứng thực chữ ký của người xin xác nhận. Do đó, nếu chỉ xác nhận về chữ ký người khai chứng thực và chị sẽ tự phải chịu về những nội dung mình đã khai nên cũng không có sự xác nhận về thông tin cần thiết phục vụ cho như cầu của chị. Về thẩm quyền chứng thực chữ ký, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 như sau:

“2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.”

Khoản 5 điều này cũng quy định rõ, việc chứng thực tại điều khoản nêu trên không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực: “5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.”

Theo các căn cứ trên, trường hợp chỉ chứng thực chữ ký người khai Sơ yếu lý lịch, chị có thể chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú hiện tại của mình ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Với những tư vấn về câu hỏi Xác nhận sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú có được không?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

Bài liên quan:

1900.0191