Cách tính tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

Câu hỏi của khách hàng:  Cách tính tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

Các anh chị giúp em phần này, cách tính tiền trợ cấp trong điều 48, 49 bộ luật lao động ạ, em còn nhiều thắc mắc, mặc dù em đã xem qua điều 14 NĐ 05/2015/NĐ-CP và thông tư số 47/2015/BLĐTBXH.

câu 1: Bà Nguyễn Thị A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại công ty B; hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2004 (01 năm); hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007 (03 năm); hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (08 năm) thì bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Bà A được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi Bà A chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 4.500.000 đồng/tháng.

Do hợp đồng lao động thứ ba (hợp đồng lao động không xác định thời hạn) bà A đơn phương chấm dứt trái pháp luật, nên thời gian bà A làm việc theo hợp đồng lao động thứ ba (08 năm) không được tính hưởng trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc đối với bà A được tính như sau:

– Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc của bà A đối với 02 hợp đồng trước là: 01 năm + 03 năm = 04 năm (từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007);

– Số tiền công ty B chi trả trợ cấp thôi việc cho bà A là: 04 năm x 4.500.000 đồng/tháng x 1/2 = 9.000.000 đồng.
câu hỏi: vì sao lại phải nhân thêm 1/2 ạ ?

Câu 2: Trong thông tư 47/2015/BLĐTBXH em thấy cách tính toàn bộ là dựa vào khoản 1 của 2 điều 48 49 bộ luật lao động, trong khi đó khoản 3 của mỗi điều trên là nói về tiền lương để tính trợ cấp. Vậy khi nào mình dùng khoản 1 để tính tiền hoặc là khoản 3 để tính tiền ạ ?

Mong các anh chị giúp đỡ.


Luật sư Tư vấn Bộ luật lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 13/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tính trợ cấp thôi việc/ mất việc

Bộ luật lao động năm 2012

3./Luật sư trả lời Cách tính tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động- là bên phụ thuộc và ở thế yếu trong quan hệ lao động. Pháp luật Việt Nam có quy định về việc người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Trong trường hợp người lao động mất việc làm/ thôi việc thì người này sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm/ thôi việc theo quy định của pháp luật.

Theo câu hỏi của bạn thì bạn đang thắc mắc phần tính trợ cấp thôi việc cho bà A. Căn cứ Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động:

Điều 48.Trợ cấp thôi việc

1.Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. …

Theo đó, ứng với mỗi năm làm việc, bà A sẽ được hưởng một nửa tháng tiền lương. Nên, công thức tính trên của bạn có mới xuất hiện việc nhân với 1/2.

Về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc/mất việc làm. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48Khoản 3 Điều 49 Bộ luật lao động thì tiền lương để tính trợ cấp hoàn toàn được xác định là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc/mất việc làm.

Nói cách khác, trong mọi trường hợp, căn cứ để tính tiền lương là Khoản 3, không phải theo Khoản 1. Tức là trong trường hợp bạn đưa ra thì tiền lương này được đặt là tiền lương bình quân rồi, nên số tiền đó bằng với số tiền để tính trợ cấp. Ví dụ, tiền lương của bà A trong 6 tháng liền kề trước khi thôi việc là 4 triệu, 4 triệu, 4 triệu, 5 triệu, 5 triệu và 5 triệu thì tiền lương để tính trợ cấp là (4.000.000 + 4.000.000+ 4.000.000 +5.000.000+ 5.000.000+ 5.000.000): 6 = 4.500.000 đồng. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc không phải là 5.000.000 đồng.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, tiền lương để tính trợ cấp được xác định theo KHoản 3 Điều 48 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động. Việc thêm 1/2 vào công thức tính là do mỗi năm người lao động chỉ được hưởng 1/2  tháng lương mà thôi.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191