Các quyền của người chủ hộ trong hộ khẩu là những gì? Quy định tại đâu?
Tôi là chủ hộ trong hộ khẩu ở một nhà trên đường Vũ Tông Phan, hộ tôi hiện có tất cả 8 người, có vợ tôi, các con và con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại, hiện tại thế nhưng còn có thể phát sinh thêm vì con tôi lại sắp sinh thêm, vậy tôi có những quyền gì khi là người chủ hộ trong hộ khẩu, mong được các luật sư tư vấn để tôi nắm được.
Luật sư Tư vấn Các quyền của người chủ hộ trong hộ khẩu – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 14 tháng 12 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
– Luật Cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2013
– Bộ luật Dân sự 2015
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình: “Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu”.
Người đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu là do gia đình thoả thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định trên, người này sẽ có các quyền đại diện hộ gia đình đó thực hiện các quyền của hộ dân như tham gia ý kiến, hoạt động tổ dân phố, các hoạt động khác của địa phương, thực hiện các yêu cầu hay nghĩa vụ đối với nhà nước hay của địa phương giao phó cho nhân dân, quản lý về mặt nhân khẩu, khai báo với cơ quan quản lý nói chung,…
Bên cạnh đó, Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Như vậy, chủ hộ gia đình có thể là người đại diện gia đình tham gia thực hiện các quyền cư trú và các giao dịch theo thỏa thuận của hộ gia đình. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của gia đình bên cạnh việc thỏa thuận giữa các thành viên mà chủ hộ có thể tự mình thực hiện thì pháp luật cũng có quy định bắt buộc liên quan đến vấn đề này theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành nêu trên.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: