Đặt cọc nhiều lần phải đền cọc bao nhiêu?

Đặt cọc thành nhiều lần thì phải đền cọc bao nhiêu? Tính như thế nào?

Chào tất cả mọi người.
Em vó một câu hỏi như sau mong mọi người giúp đỡ.
Em mua thửa đất của ông A. Ngày 7/12 có đặt cọc 100 triệu, có hợp đồng đặt cọc. Ngày 10/12, vì sợ ông A bẻ cọc nên em đặt cọc thêm 100 triệu nữa. Tổng 2 lần đặt cọc là 200 triệu. Nhưng lần đặt cọc thứ 2 không làm lại giấy cọc mới mà chỉ ghi bổ sung thêm trên tờ giấy đặt cọc lần 1, nội dung: ” hôm nay ngày, tháng, năm. Tôi là …. Có đặt cọc thêm cho ông A số tiền là 100 triệu, tổng 2 lần đặt cọc tôi đã giao cho ông A 200 triệu đồng” có kí tên và điểm chỉ.
Vậy xin hỏi mọi người:
+ Nếu ông A không bán đất nữa sẽ phải đền cọc cho em bao nhiêu tiền, 100 triệu hay 200 triệu.
+ nếu chỉ đền 100 triệu thì những lần mua bán sau khi bổ sung cọc em phải làm gì để bên bán phải đền đủ tổng số tiền đã nhận cọc. 
Mong được sự giúp đỡ của mọi người. 
Em chân thành cảm ơn


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 05 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề đặt cọc

Bộ luật Dân sự 2015

3./Luật sư tư vấn

Theo quy định pháp luật dân sự, Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Căn cứ Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bên nhận đặt cọc không giao kết hợp đồng theo thỏa thuận đặt cọc thì xử lý như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, theo quy định pháp luật dân sự, đặt cọc là biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng dân sự, trong trường hợp này là đảm bảo việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng đặt cọc trong trường hợp này do các bên tự nguyện thỏa thuận bằng văn bản và có ký tên điểm chỉ rõ ràng cả việc thay đổi số tiền đặt cọc. Do đó, ở đây hợp đồng sẽ được công nhận số tiền cọc là 200 triệu đồng. Nên, khi bên nhận đặt cọc không thực hiện việc giao kết hợp đồng thì phải trả lại số tiền đặt cọc đã nhận là 200 triệu đồng và có thể phải trả thêm một khoản tương đương với tài sản đặt cọc theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Để đảm bảo việc giao kết hợp đồng trong các hợp đồng đặt cọc sau, bạn có thể thỏa thuận thêm đối với điều khoản bồi thường và vi phạm hợp đồng đặt cọc để làm căn cứ để bên nhận cọc phải thực hiện việc giao kết hợp đồng theo quy định pháp luật.

 Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191