Có thể liên lạc với phạm nhân bằng điện thoại bàn của trại giam không

Có thể liên lạc với phạm nhân bằng điện thoại bàn của trại giam không?

Xin chào luật sư, tôi muốn gặp người nhà đang phải chấp hành án tù, nhưng tôi lại sắp tới phải đi lao động tại Nhật theo hợp đồng đã ký từ trước đây, vậy nếu trong thời gian tôi đi làm ở Nhật tôi muốn gọi điện theo số điện thoại bàn của trại để được gặp và nói chuyện với người thân của tôi thì có được không?


Có thể liên lạc với phạm nhân bằng điện thoại bàn của trại giam không
Có thể liên lạc với phạm nhân bằng điện thoại bàn của trại giam không

Luật sư Tư vấn Có thể liên lạc với phạm nhân bằng điện thoại bàn của trại giam không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 25 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Thi hành án hình sự 2010
  • Thông tư 46/2011/TT-BCA Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân

3./Luật sư trả lời

    Căn cứ Điều 47 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định như sau:

Điều 47. Chế độ liên lạc của phạm nhân

1.Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận.

2.Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

3.Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.”

Bên cạnh đó, Thông tư số 46/2011/TT-BCA quy định về tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân như sau:

Điều 13. Tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân

1. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi-01 lần, mỗi lần không quá 05 phút, phạm nhân là người chưa thành niên được liên lạc điện thoại với thân nhân mỗi tháng không quá 04 lần, mỗi lần không quá 10 phút. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định tăng thêm mỗi-01 lần liên lạc điện thoại với thân nhân. Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải nói bằng tiếng Việt, nếu là người dân tộc ít người, người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có người biết tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc đó giám sát. Trường hợp đặc biệt, khi phạm nhân có yêu cầu cần phải trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của họ thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định thêm thời lượng và nội dung trao đổi điện thoại với thân nhân.

3. Phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật tại buồng kỷ luật; phạm nhân đang có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; phạm nhân đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về những tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác đang được xem xét, xử lý, thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.

4. Nghiêm cấm phạm nhân liên lạc điện thoại ra nước ngoài, liên lạc không đúng số điện thoại, nội dung đăng ký, dùng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hoặc dùng tiếng dân tộc ít người để liên lạc mà không có cán bộ biết tiếng đó giám sát.

5. Mọi cuộc liên lạc điện thoại của phạm nhân với thân nhân phải có cán bộ giám sát. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí buồng gọi điện thoại, cử cán bộ có khả năng giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi thông tin của phạm nhân với thân nhân. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với nội dung đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì phải dừng ngay cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.

6. Cán bộ giám sát phải có Sổ theo dõi, cập nhật thông tin về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân.

7. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cho phạm nhân dùng điện thoại của cá nhân để liên lạc với người khác. Nghiêm cấm phạm nhân mang điện thoại vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; sử dụng điện thoại của mình hoặc của người khác để liên lạc với thân nhân và người khác.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, người nhà phạm nhân và phạm nhân có thể liên lạc với nhau bằng điện thoại nhưng việc liên lạc không được tự do mà phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Phạm nhân sẽ sử dụng điện thoại được lắp đặt để phục vụ cho việc liên lạc với thân nhân trong trại giam để liên lạc với thân nhân của mình. Thời gian, số lần cũng như các yêu cầu khác khi liên lạc với phạm nhân thực hiện theo quy định pháp luật.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191