Mua bán đất có cần chữ ký của những người con đã tách khẩu không? Không có thì có sao không?
Các anh chị tư vấn giúp em. Gia đình em có 5 người con. Đã tách khẩu 3 người. Sổ đỏ ghi hộ ông … vậy khi ba mẹ em cho hoặc bán một phần đất cho một người con hoặc một người ngoài thì trong giấy tờ mua bán, cho, chuyển nhượng có cần chữ kí, sự đồng ý của những người con đã tách khẩu không. Xin chân thành cám ơn.
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 07/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xác định những người phải ký trong giấy bán đất
- Luật đất đai năm 2013
- Bộ luật dân sự năm 2015
3./ Luật sư trả lời Mua bán đất có cần chữ ký của những người con đã tách khẩu không
Việc bán tài sản được hiểu là việc chủ sở hữu định đoạt tài sản của mình, do vậy, người có quyền bán tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc người được chủ sở hữu trao quyền định đoạt tài sản. Để xác định việc chuyển nhượng quyền sở hữu mảnh đất mà bạn nhắc tới cần sự đồng ý của những chủ thể nào, bạn cần xác định chủ sở hữu của mảnh đất này gồm những chủ thể nào.
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Theo đó, dựa trên thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bạn có thể xác định được chủ thể được coi là chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất trên.
Việc một người có hộ khẩu thường trú trên mảnh đất đó hay ngoài mảnh đất đó không phải là căn cứ làm phát sinh hay chấm dứt quyền sở hữu nói chung hay quyền định đoạt nói riêng của họ đối với quyền sử dụng mảnh đất đó.
Trong trường hợp bạn đưa ra, giấy tờ mua bán, cho, chuyển nhượng có cần chữ ký, sự đồng ý của những người đã tách khẩu hay không còn tùy thuộc vào việc những người đó có quyền của chủ sở hữu hoặc người có quyền định đoạt tài sản được chủ sở hữu trao quyền hay không.
-Nếu, những người con đã tách hộ khẩu được xác định là chủ sở hữu chung của quyền sử dụng mảnh đất trên, việc bán, tặng cho, chuyển nhượng,… (quyền định đoạt tài sản) quyền sử dụng mảnh đất phải có sự đồng ý của những người đó. Việc này thường xảy trong trường hợp:
+Quyền sử dụng mảnh đất được ông, bà bạn để thừa kế, và những người con (bố/ mẹ của bạn và những người con khác) của ông, bà bạn là người được xác lập quyền sở hữu quyền sử dụng mảnh đất qua việc nhận thừa kế;
+Quyền sử dụng mảnh đất này lúc xác lập quyền sở hữu là xác lập trên hộ gia đình. Tức là chủ thể có quyền sở hữu là hộ gia đình. Khi đó, tất cả những người thuộc hộ gia đình được xác lập quyền sử dụng đất được xác định là chủ sở hữu quyền sử dụng đất.
-Nếu những người đã chuyển hộ khẩu ra khỏi hộ khẩu ở mảnh đất trên không được xác định là người có quyền sở hữu/ định đoạt đối với mảnh đất thì việc bán mảnh đất không cần sự đồng ý của những người này.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, việc bán, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đát trên cũng sẽ chỉ có hiệu lực khi người bán (tức là bố, mẹ của bạn) là những người có toàn quyền định đoạt tài sản trên mà không bị hạn chế bởi một đối tượng nào khác.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc bán, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bố mẹ bạn có cần sự đồng ý của những người đã chuyển hộ khẩu ra khỏi hộ khẩu ở mảnh đất trên hay không còn phụ thuộc vào việc những người đó có quyền định đoạt hoặc sở hữu đối với tài sản đó hay không. Bởi, việc có sổ hộ khẩu tại mảnh đất hay không phải căn cứ xác lập quyền định đoạt tài sản của một chủ thể.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.