Sự khác nhau giữa sáp nhập và trộn lẫn tài sản?

Sự khác nhau giữa sáp nhập và trộn lẫn tài sản?

Sự khác nhau gữa sáp nhập và trộn lẫn tài sản là gì ạ? Ví dụ như việc vợ chồng sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung hay những người cùng hợp tác làm ăn góp vốn cùng nhau, có khái niệm nào có thể phân biệt rạch ròi những trường hợp trên không ạ, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ khác nhau không?


Luật sư Tư vấn Luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 14 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Sáp nhập, trộn lẫn tài sản:

  • Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Sáp nhập và trộn lẫn đều là phương thức để hình thành tài sản mới, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này, tuy nhiên, giữa hai phương thức này vẫn có những khác biệt cơ bản, cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 225 và Điều 226 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn tài sản:

“Điều 225. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

1.Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

c) Quyền khác theo quy định của luật.

3.Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

b) Quyền khác theo quy định của luật.

4.Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

“Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1.Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2.Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; 

b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.”

Như vậy, sự khác nhau giữa sáp nhập tài sản và trộn lẫn tài sản là:

– Sáp nhập tài sản: nếu tài sản đem sáp nhập tạo thành vật mới không thể chia được vật chính, vật phụ thì vật mới thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu; nếu vật đem sáp nhập tạo thành vật mới chia được vật chính, vật phụ thì vật mới thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu vật chính, chủ sở hữu vật chính phải thanh toán giá trị của vật phụ.

– Trộn lẫn tài sản: tài sản đem trộn lẫn tạo thành vật mới sẽ không thể chia tách, xác định được nên vật mới thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu.

Với những tư vấn về câu hỏi Sự khác nhau giữa sáp nhập và trộn lẫn tài sản?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191