Cậu nhận cháu là người nước ngoài làm con nuôi thủ tục như thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cậu nhận cháu là người nước ngoài làm con nuôi thủ tục như thế nào

Xin chào Luật sư, cháu tôi có quốc tịch Trung Quốc, do bố cháu là người Trung Quốc, còn mẹ cháu là em tôi và là người Việt Nam, khi sinh ra cháu mang quốc tịch Trung Quốc nhưng sống tại Việt Nam với mẹ suốt từ đó tới giờ, 2 năm trước thì bố cháu mất do tai biến nên giờ tôi muốn nhận cháu làm con nuôi thì thủ tục như thế nào?


Luật sư Tư vấn Luật nuôi con nuôi – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 11 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thủ tục nhận con nuôi

Luật nuôi con nuôi 2010

3./ Luật sư tư vấn

Trường hợp nêu trên, để được nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về nhận nuôi con nuôi, và thực hiện thủ tục nhận nuôi theo quy định, cụ thể như sau:

  • Trước hết, về điều kiện của người được nhận làm con nuôi:

Đối với trường hợp này, trẻ em được nhận nuôi là người nước ngoài, đang cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, để được nhận làm con nuôi, trẻ em là người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi theo quy định pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, căn cứ Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010, người được nhận nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi, trẻ em trên 16 tuổi được nhận nuôi đối với trường hợp nhận nuôi đích danh bởi cha dượng, mẹ kế; cô, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

  • Về điều kiện đối với người nhận nuôi:

Người nhận nuôi là công dân Việt Nam, căn cứ Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, người nhận nuôi cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Việc nhận nuôi trong trường hợp này được quy định như sau:

Căn cứ Điều 40 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về trường hợp công dân Việt nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi như sau:

Điều 40. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

1.Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải lập hồ sơ theo quy định tại Điều 17 của Luật này gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi người đó thường trú xác minh thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày.

2.Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, công dân Việt Nam có trách nhiệm làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú.”

Theo đó, người nhận nuôi cần chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ tới Bộ Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi đủ điều kiện nhận con nuôi cho người yêu cầu. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Sau khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi con nuôi, người nhận nuôi con nuôi là công dân Việt Nam thực hiện thủ tục xin nhận nuôi con nuôi tại cơ quan lãnh sự Trung Quốc tại Việt Nam.

Khi đã hoàn tất thủ tục nhận nuôi theo pháp luật Trung Quốc, người nhận nuôi là công dân Việt Nam làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú.

Vậy, với trường hợp của anh, bên cạnh việc xin giấy xác nhận đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi nước ngoài, anh cần thực hiện thủ tục nhận nuôi theo quy định của pháp luật Trung Quốc tại cơ quan lãnh sự Trung quốc tại Việt Nam đối với trường hợp cháu mình là người Trung quốc sinh sống, cư trú tại Việt Nam.

Với những tư vấn về câu hỏi Cậu nhận cháu là người nước ngoài làm con nuôi thủ tục như thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191