Phạm tội ở nước ngoài thì bao lâu sẽ bị bắt ở Việt Nam

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phạm tội ở nước ngoài thì bao lâu sẽ bị bắt ở Việt Nam?

Tôi khi đi sang du lịch tại Thái Lan thì có bị bắt một lần do sử dụng chất kích thích ở nước này cùng 1 số người khác, khi bị bắt tôi có bị lập biên bản lấy lời khai và bị tạm giữ tại cơ quan an ninh của họ gần 8h, sau đó họ thả tôi ra nói sau có gì sẽ liên lạc và tôi ở lại Thái Lan vài ngày nữa xong mới về nước, tính đến nay đã là 1 tháng kể từ khi xảy ra vụ việc, tôi muốn hỏi là có khi nào sau này họ sẽ gọi tôi quay trở lại sang đó hoặc là yêu cầu công an việt nam bắt tôi rồi đưa sang đó nếu việc lần đó bị truy cứu trách nhiệm không?


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 14 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý hành vi phạm tội của công dân Việt Nam ở nước ngoài

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
  • Luật Tương trợ Tư pháp 2007

3./ Luật sư tư vấn

Đối với người có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và sau khi thực hiện hành vi phạm tội đang thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, người đó sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi như sau:

Căn cứ Điều 32, 33, 35 Luật Tương trợ tư pháp 2007, Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Cụ thể, quy định về việc dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội ở nước ngoài (nước yêu cầu) đang ở trên lãnh thổ Việt Nam (nước được yêu cầu) như sau:

  • Đối với người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam:

Theo quy định pháp luật nêu trên, công dân Việt Nam không phải là đối tượng dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, khi có yêu cầu dẫn độ đối với công dân Việt Nam có hành vi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền tố tụng Việt Nam khi nhận được yêu cầu dẫn độ sẽ từ chối yêu cầu dẫn độ đối với người bị dẫn độ là công dân Việt Nam.

Trường hợp này, cơ quan tố tụng nước ngoài sẽ ủy thác tư pháp về hình sự cho cơ quan có thẩm quyền Việt Nam bằng hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự. Trường hợp chấp thuận yêu cầu ủy thác tư pháp, cơ quan tố tụng Việt Nam sẽ thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở nước ngoài.

Ngoài ra, trường hợp cơ quan tố tụng Việt Nam phát hiện công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở nước ngoài, công dân Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật sau:

Căn cứ Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

….”

Khi truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành xác minh đối tượng và thực hiện các hoạt động tố tụng bao gồm triệu tập đối tượng, bị can, bị cáo theo quy định pháp luật. Trường hợp cần áp dụng biện pháp tạm giam, việc tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam.

  • Đối với người nước ngoài:

Trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, khi có yêu cầu dẫn độ của cơ quan tố tụng của nước yêu cầu, người nước ngoài sẽ bị dẫn độ cho cơ quan tố tụng nước ngoài xử lý khi:

Căn cứ Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về trường hợp bị dẫn độ như sau:

Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ

1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.

3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.”

Khi có văn bản yêu cầu dẫn độ của cơ quan tố tụng nước ngoài, người phạm tội thuộc trường hợp bị dẫn độ nêu trên thì cơ quan tố tụng Việt Nam tiến hành tạm giữ đối tượng và thực hiện dẫn độ theo yêu cầu.

Tuy nhiên, trường hợp người nước ngoài có vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Vậy, khi có văn bản yêu cầu hoặc khi phát hiện người có hành vi phạm tội, người đó sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật nêu trên. Thời hạn bị tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan tố tụng nước ngoài tới cơ quan tố tụng Việt Nam hoặc khi phát hiện người đó có hành vi phạm tội

Với những tư vấn về câu hỏi Phạm tội ở nước ngoài thì bao lâu sẽ bị bắt ở Việt Nam, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191