Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các hình thức đầu tư tại Việt Nam


Luật sư Tư vấn Luật đầu tư – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 25 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

  • Luật đầu tư 2014 sửa đổi, bổ sung 2016
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
  • Nghị định 15/2015/NĐ-CP Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

3./ Luật sư tư vấn

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư năm 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP và Nghị định số 15/2015/NĐ-CP như sau:

  • Đầu tư bằng cách thành lập tổ chức kinh tế:

Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 22 Luật đầu tư 2014 sửa đổi năm 2016Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định

– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà

Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế cần lưu ý góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (hiện nay là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Lúc này nhà đầu tư trong nước chỉ cần phải thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư nếu liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ, thành viên hoặc cổ đông của công ty. Còn nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 51% trở lên thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp được quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2014.

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP):

Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP), được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 sửa đổi 2016 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP, là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

 Có 7 loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư bao gồm:

– Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (hợp đồng BOT);

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (hợp đồng BTO);

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (hợp đồng BT);

– Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (hợp đồng BOO);

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL);

– Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (hợp đồng BLT);

– Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (hợp đồng O&M).

  •  Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC):

Theo Điều 28 Luật đầu tư năm 2014 sửa đổi năm 2016 thì: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng BCC được ký giữa các nhà đầu tư trong nước thì thực hiện theo quy định pháp luật dân sự.

Đối với hợp đồng BCC được ký kết với nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi ký kết hợp đồng BCC.

Ví dụ: Tập đoàn Dầu khí Thái Lan PTT hợp tác với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư nâng cấp sân bay Phù Cát (Bình Định) đạt chuẩn quốc tế.ACV sẽ đầu tư hơn 600 tỷ đồng cải tạo, mở rộng nhà ga hành khách cảng hàng không Phù Cát, nâng công suất phục vụ gấp đôi lên 600 hành khách mỗi giờ; xây dựng hệ thống thoát nước, đèn hiệu và chiếu sáng sân đỗ máy bay và đường lăn, hàng rào an ninh với kết cấu móng bê tông trụ thép, khung lưới trải dài 8 km…

Đây được xem như hình thức hợp đồng PPP vì nhà đầu tư dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Như vậy, hiện nay, cá nhân, tổ chức có thể đầu tư tại Việt Nam theo một trong các hình thức đầu tư nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Các hình thức đầu tư tại Việt Nam, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191