Mua hàng rồi không được bảo hành thì tố cáo tới đâu

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mua hàng rồi không được bảo hành thì tố cáo tới đâu

Gia đình tôi có mua 1 xe máy tại một cửa hàng ở địa phương, khi mua người bán bảo là bảo hành cho chúng tôi 3 năm, tuy nhiên giờ xe mới chạy được có 7 tháng thì không hiểu sao không thể nổ được phải đạp bằng chân, đang đi có khi tắt máy, dắt ra cửa hàng họ thì họ lại tránh mặt không tiếp và không bảo hành, khi thì đổ lỗi tôi sai và bắt trả tiền thay linh kiện, tôi có thể yêu cầu cơ quan nào bảo vệ mình.


Luật sư Tư vấn Luật bảo vệ người tiêu dùng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 11 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Mua hàng rồi không được bảo hành thì tố cáo tới đâu

Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010

3./ Luật sư tư vấn

Khi bên bảo hành không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, khách hàng có thể thực hiện các phương thức giải quyết sau đây:

Căn cứ Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010, người tiêu dùng có các quyền sau đây:

“Điều 8. Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ”

Tương ứng, bên kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bảo hành theo quy định tại Điều 21 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010:

“Điều 21. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện

1. Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;

3. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;

4. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;

5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.

6. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;

7. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;

8. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.”

Trường hợp có tranh chấp xảy ra khi bên kinh doanh hàng hóa không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, anh/chị có thể lựa chọn một trong các phương thức sau đây để giải quyết:

– Thương lượng: do bên bán và bên mua tự thương lượng với nhau

– Hòa giải: hai bên thỏa thuận về cá nhân, tổ chức thực hiện hòa giải, việc hòa giải phải được lập thành văn bản.

– Trọng tài: người mua khởi kiện tại trọng tài nơi người bán cư trú.

– Tòa án: người mua khởi kiện dân sự tại Tòa án nơi người bán cư trú.

Như vậy, khi người kinh doanh hàng hóa không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, anh/chị có thể lựa chọn một trong các phương thức nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Mua hàng rồi không được bảo hành thì tố cáo tới đâu, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191