Mức phạt khi hành nghề y trái phép

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mức phạt khi hành nghề y trái phép

Tôi mua lại một phòng khám từ một người bạn, do lượng khách hàng ổn định và các bác sĩ tại đây vẫn làm việc bình thường sau khi người bạn đó chuyển lại cho tôi nên tôi cũng giữ nguyên mọi thứ và không tiến hành sang tên giấy tờ hay gì cả, tôi không học ngành y, chỉ là thấy phòng khám này làm ăn tốt nên đầu tư thôi, quý 2 năm 2018 nay thanh tra cơ quan của bộ y tế tiến hành kiểm tra và xử phạt tôi, nhưng họ chưa nói rõ mức phạt, bảo tôi chờ quyết định vậy cho tôi hỏi là trường hợp của tôi sẽ bị xử phạt bao nhiêu?


Luật sư Tư vấn Luật khám bệnh, chữa bệnh – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 09 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử phạt khi mua lại phòng khám mà không tiến hành các thủ tục thay đổi giấy phép

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12  điều 41
  • Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

3./ Luật sư tư vấn

Sau khi mua lại phòng khám mà không tiến hành các thủ tục sau mua thì bị xử phạt như sau:

Theo quy định tại Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì thông thường cơ sở khám bệnh được tổ chức thành phòng khám có các loại là phòng khám đa khoa; phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình.

Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì người đứng đầu phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

Căn cứ Điều 42 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì điều kiện hoạt động của phòng khám là phải có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định và có giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp.

Theo đó, trong trường hợp sau khi mua phòng khám, phòng khám không có bất kỳ thay đổi gì về nhân sự, nói cách khác, người chủ sở hữu trước đó không tham gia vào khám bệnh, chữa bệnh và người chủ mới cũng không tham gia vào các hoạt động trên thì sau khi chuyển quyền sở hữu, người mua phòng khám không phải sửa lại các giấy tờ để hoạt động kinh doanh.

Khi có sai phạm xảy ra liên quan đến điều kiện hành nghề, điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép của phòng khám thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Điều 28 và Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP để quyết định mức phạt vi phạm.

Theo đó, trong trường hợp người chủ sở hữu phòng khám trước đồng thời là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám và khi bán phòng khám người này không tiếp tục làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật mà người mua lại không báo cáo cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo điểm a Khoản 2 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP trong trường hợp có người khác đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí này. Trong trường hợp không có người đủ điều kiện để thay thế vị trí trên thì người mua lại phòng khám sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP với người đảm nhiệm chức vị đó khi không đủ điều kiện, và phạt tiền từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng theo điểm a Khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP với chủ phòng khám khi cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép hoạt động.

Như vậy, nếu chỉ xét hành vi không tiến hành điều chỉnh giấy phép hoạt động thì bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho tới 70.000.000 đồng theo các quy định trên tùy theo mức độ và hành vi vi phạm cụ thể.

Với những tư vấn về câu hỏi Mức phạt khi hành nghề y trái phép, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191