Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nón bảo hiểm xây dựng có thể thay thế mũ bảo hiểm không
Các anh chị cho tôi hỏi 1 vấn đề là như thế này, tôi làm xây dựng, thì có được phát 3 nón bảo hiểm, loại chắc chắn màu trắng, tôi có thể đội nón này thay thế mũ bảo hiểm luôn được không, do giờ lại mua thêm mũ bảo hiểm thì rất lãng phí mà mũ ngoài thị trường thậm chí còn không chắc chắn như những loại này?
Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 31 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Quy chuẩn kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy”
3./ Luật sư tư vấn
Mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô và xe gắn máy có 3 loại: mũ che nửa đầu, mũ che cả đầu và tai và mũ che cả đầu, tai và hàm. Cả 3 loại mũ trên đều phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2: 2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Cụ thể như sau:
Cấu tạo cơ bản của mũ bảo hiểm gồm 3 phần: Vỏ mũ; Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ); Quai đeo.
Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng. Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ. Mũ phải chịu được các thử nghiệm về va đập, hấp thụ xung động, độ bền đâm xuyên, độ ổn định. Kết cấu của mũ bảo hiểm phải đảm bảo tầm nhìn của người đi mô tô, xe máy trong khi sử dụng.
Mũ bảo hiểm và mũ bảo hộ lao động là 2 loại mũ có quy chuẩn và mục đích sử dụng khác nhau. Mũ bảo hộ chủ yếu để công nhân đội trong các công trình xây dựng. Mục đích của nhà sản xuất là chống những vật nặng rơi từ trên cao xuống hoặc vật nhọn rơi trúng… Do đó, trên bề mặt mũ bảo hộ thường có những lằn gân, bên trong không có xốp mà chỉ có vùng đệm bằng nhựa.
Khi xảy ra tai nạn thì mũ bảo hiểm khó rơi ra giúp hạn chế được một số chấn thương có thể dẫn đến tử vong, còn mũ bảo hộ xây dựng chỉ chống những vật nặng rơi từ trên cao nên vẫn có thể rơi ra khỏi đầu khi tham gia giao thông.
Vì vậy, mũ bảo hộ không thể thay thế cho mũ bảo hiểm được khi tham gia giao thông.
Với những tư vấn về câu hỏi Nón bảo hiểm xây dựng có thể thay thế mũ bảo hiểm không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.