Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Rút vốn khỏi dự án thì thực hiện những thủ tục gì
Tôi góp vốn vào thực hiện dự án, tuy nhiên, dự án này lâu quá chưa được tiến hành, các cổ đông còn lại đã đồng ý cho tôi rút vốn. Thực chất chỉ là xóa tên tôi trên giấy tờ của công ty vì tôi chưa góp ít nào trên thực tế. Vậy tôi có cần làm công văn yêu cầu họp để rút vốn hay có phải thực hiện thủ tục thay đổi trên phòng đăng ký kinh doanh.
Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 17 tháng 08 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Rút vốn khỏi dự án
Bộ luật Dân sự năm 2015.
3./ Luật sư tư vấn
Góp vốn là việc đóng góp tài sản để lập một khối tài sản mới lớn hơn nhằm thực hiện một hoặc nhiều công việc. Trong hoạt động của một công ty cổ phần, việc góp vốn thường được hiểu là góp vốn điều lệ của công ty, tuy nhiên, việc góp vốn của cổ đông trong công ty có thể là góp vốn để thực hiện dự án. Trong trường hợp góp vốn để thực hiện dự án, hợp đồng góp vốn được hiểu là một hợp đồng dân sự mà các bên thỏa thuận góp tài sản để thực hiện một dự án nên việc rút vốn trong trường hợp này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.
Điều 410 Bộ luật Dân sự quy định:
“1.Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
2.Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước”
Điều 411 và Điều 413 Bộ luật Dân sự quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ và nghĩa vụ không thực hiện do lỗi của một bên.
Theo Khoản 2 Điều 422 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng được chấm dứt “theo thỏa thuận của các bên”. Theo đó, khi hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng thì việc chấm dứt được thực hiện theo thỏa thuận đó. Do vậy, về cơ bản khi rút vốn khỏi dự án cổ đông công ty không phải tuân theo các thủ tục của pháp luật doanh nghiệp, tuy nhiên trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì khi rút vốn thủ tục rút vốn phải tuân theo các quy định của luật doanh nghiệp.
Về hình thức của hợp đồng, hợp đồng góp vốn không phải là hợp đồng cần công chứng mới có hiệu lực nên hợp đồng sửa đổi sau khi có cá nhân rút vốn cũng không cần công chứng mới có hiệu lực. Tuy nhiên căn cứ Khoản 3 Điều 421 Bộ luật Dân sự thì “Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Theo đó, hợp đồng góp vốn đã được sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu, tức là trong trường hợp hợp đồng góp vốn ban đầu có công chứng thì hợp đồng đã sửa đổi sau khi có người rút vốn cũng phải được công chứng.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, thủ tục rút vốn sẽ thực hiện theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì theo pháp luật dân sự bạn không phải làm công văn yêu cầu họp để rút vốn cũng như không phải làm các thủ tục thay đổi trên phòng đăng ký kinh doanh.
Với những tư vấn về câu hỏi Rút vốn khỏi dự án thì thực hiện những thủ tục gì, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.