Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Luật sư Tư vấn Luật VIệc làm – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 18 tháng 08 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Luật việc làm năm 2013.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quyết định ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
3./ Luật sư tư vấn
Ở Việt Nam, “tiền lương” là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau như “là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm”, hay “là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”,… Trong pháp luật Việt Nam “tiền lương” được coi là một căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp, căn cứ Điều 58 Luật Việc làm quy định như sau:
-Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì: “tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1.Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1.Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.”
-Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì: “tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, tiền lương của người lao động là căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Với những tư vấn về câu hỏi Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.