Thẩm phán yêu cầu bắt buộc phải có hòa giải ở phường có đúng không

Câu hỏi của khách hàng: Thẩm phán yêu cầu bắt buộc phải có hòa giải ở phường có đúng không

Em có vướng mắc về vấn đề này, mong mọi người giúp đỡ:
– Sau khi TAND thụ lý vụ án thì có tổ chức hoà giải tại toà nhưng lần đầu bị đơn và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phía bị đơn vắng mặt. Sau đó Thẩm phán xem xét lại hồ sơ vụ án thì nói đất của bị đơn là của hộ gia đình mà biên bản hoà giải tại Phường thì em chưa hoà giải với tất cả những người này. Do đó, Thẩm phán kêu em về làm lại hoà giải ở Phường với những người chưa hoà giải.
– Nhưng tại các văn bản sau:
+ Điều 202 và 203 Luật Đất đai 2013 => Có cụm từ “các bên” chứ không phải “đương sự”
+ Khoản 4 Điều 68 Đương sự trong vụ việc Dân sự được quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 & Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao => Nguyên đơn và bị đơn không có yêu cầu triệu tập các người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (không có yêu cầu độc lập) lên hoà giải tại toà.
==> Như vậy, yêu cầu của Thẩm phán có đúng không ạ?


Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 05/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thẩm quyền của Thẩm phán trong việc hòa giải của các đương sự

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

3./ Luật sư trả lời Thẩm phán yêu cầu bắt buộc phải có hòa giải ở phường có đúng không

Trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự, sự thỏa thuận của các đương sự luôn được tôn trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc thỏa thuận này là không được phép hoặc không hòa giải được, khi đó, Tòa án vẫn có trách nhiệm giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình thì việc hòa giải tại phường là bắt buộc, nếu hai bên không hòa giải thì Tòa án sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Căn cứ Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai:

“Điều 202.Hòa giải tranh chấp đất đai

2.Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai:

“Điều 203.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2.Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a)Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b)Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chỉ được xác định khi các bên đã tiến hành hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành. Nói cách khác, việc hòa giải ở xã chỉ là căn cứ để xét thẩm quyền giải quyết của Tòa án, để Tòa án có thể thụ lý vụ án về tranh chấp đất đai theo quy định.

Đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

“… 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b)Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c)Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d)Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ)Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e)Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g)Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h)Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

Mà căn cứ vào quy định tại Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự thì sau khi Tòa án thụ lý vụ án, phân công cho Thẩm phán xử lý, Thẩm phán không có quyền yêu cầu các đương sự phải tổ chức một phiên hòa giải khác ở Ủy ban nhân dân xã,… Nói cách khác, yêu cầu hòa giải lại của Thẩm phán trong trường hợp của bạn là không có căn cứ. Bạn có quyền yêu cầu Thẩm phán thực hiện đúng quy định của pháp luật, khiếu nại về hành vi này của Thẩm phán lên chủ thể có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

Vậy, trong trường hợp của bạn, Tòa án không có quyền yêu cầu bạn về làm lại hòa giải ở phường với những người chưa hòa giải. Do đó, bạn có quyền yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, khiếu nại về vi phạm này của Thẩm phán tới Chánh án Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191