Bố mẹ chia đất thừa kế bằng miệng có hiệu lực như thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Bố mẹ chia đất thừa kế bằng miệng có hiệu lực như thế nào

Nhà mình có 4 anh em. Khoảng năm 1996 lúc Ba tôi còn sống có nói cho ông anh thứ 3 mảnh đất phía sau nhà và có nói là cách tường nhà từ đường ra 2m, còn phần còn lại về sau là cho. Sau đó Ba mình mất và để lại di chúc nhà từ đường đó lại cho mình quản lý. Nhưng vì lý do công việc nên mình vào trong miền nam sinh sống trong này. Cách đây khoảng 5 năm ông anh thứ 3 có đi làm sổ đỏ để tách phần đất mà Ba tôi cho trước kia ra thửa riêng, và lúc đó địa chính xã lên đo đạc thì mẹ tôi củng có nói lại là lời trước kia của ba tôi là cách tường nhà từ đường ra 2m, nhưng không hiểu sao địa chính và ông anh tôi không làm theo lời mẹ tôi mà đo vuồng thửa đất của ông anh tôi là 12m chiều rộng và lấn vào góc nhà từ đường hết khoảng 30cm. Khi ông anh tôi chở mẹ tôi đi ký giấy san thửa đất thì không biết vấn đề trên nên ký bình thường vì nghỉ là con cái trong nhà nên chắc không dám làm sai lời di chúc của Ba tôi.
Nhưng mới đây khi mấy anh em họp lại để làm nhà bếp để lo việc thờ cúng ông bà và khi đào móng thì ông anh thứ 3 mới căng dây thì mới phát hiện ra vấn đề trên. Mọi người đã họp lại nhưng ông vẫn không chịu trả. Sau khi thỏa thuận thì cho ông hết chỉ lấy lại 45cm và nói nhiều lần ông mới chịu viết giấy tay là cho lại 45cm, nhưng thấy sơ xài quá nên anh em trong nhà đánh lại giấy sang nhượng thì vợ ông ký chứ ông không chịu ký…
Sau khi Anh em bàn bạc với Mẹ tôi thì gia đình đồng ý kiện ra tòa để đòi lại phần đất trên, vì sợ sau này khi Mẹ chúng tôi chết đi thì ông thứ 3 lại đòi lại phần đất 45cm trên. Vì hiện căn nhà xây dựng đang nằm trên phần đất trên giấy tờ của ông anh thứ 3.
Vậy nhờ Luật sư tư vấn dùm liệu khởi kiện vậy có đòi lại được phần đất trên không. Gia đình chúng tôi thật sự không muốn kiện tụng như vậy vì không hay chút nào, nhưng thật sự không còn cách nào hơn.
Xin mọi người tư vấn dùm mình. Xin cảm ơn


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 15/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền sở hữu quyền sử dụng đất

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Bố mẹ chia đất thừa kế bằng miệng có hiệu lực như thế nào

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu chung của toàn dân do Nhà nước đứng ra làm chủ sở hữu. Không giống như đa số các tranh chấp về quyền sở hữu khác, khi xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất đai, các bên phải thực hiện việc hòa giải ở chính quyền địa phương trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đưa ra, tranh chấp được xác định là tranh chấp về thừa kế tài sản. Việc giải quyết không cần phải hòa giải trước ở chính quyền địa phương.

Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự:

Điều 26.Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

5.Tranh chấp về thừa kế tài sản. …”

Theo đó, tranh chấp được đưa ra trong trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Với những chi tiết bạn đưa ra thì chưa đủ để bàn về khả năng đòi lại phần đất trên. Khả năng đòi được phần đất trên phụ thuộc vào những tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp cũng như phía cơ quan chức năng thu thập được khi có yêu cầu.

Về chủ thể cung cấp chứng cứ. Căn cứ Điều 6 Luật tố tụng dân sự:

“Điều 6.Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1.Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2.Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”

Dựa vào các tài liệu, chứng cứ chứng minh trên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm xét xử vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Điều này được quy định tại Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự:

Điều 12.Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

1.Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2.Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.

Nói cách khác, nếu những tài liệu, chứng cứ bạn cung cấp (hoặc các chủ thể khác cung cấp) chứng minh mảnh đất trên không thuộc sở hữu hợp pháp của anh bạn (người hiện đang được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử hữu phần đất đó) thì tuân theo đúng pháp luật, Tòa án sẽ “đòi lại” phần đất đó cho người chủ sở hữu hợp pháp của nó.

Vậy nên, trong trường hợp bạn đưa ra, không thể xác định được khả năng đòi được phần đất trên. Khả năng này phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ mà các bên trong vụ án dân sự cung cấp được cho các cơ quan có thẩm quyền (Tòa án). Các tài liệu, chứng cứ ở đây phải giúp chứng minh được phần đất trên không thuộc sở hữu hợp pháp của người anh.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191