Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở và khu dân cư

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở và khu dân cư


Luật sư Tư vấn Luật Phòng cháy và chữa cháy – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 30 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở và khu dân cư

  • Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

3./ Luật sư tư vấn

Xã hội đang ngày càng phát triển, dân cư đông đúc vì thế việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho khu dân cư ngày càng quan trọng. Theo đó, pháp luật cũng đã quy định về các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy cho dân cư để hạn chế các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư là:

Thứ nhất, có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.

Thứ hai, có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

Thứ ba, hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thứ tư, có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

Thứ năm, có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại của pháp luật, cụ thể:

-Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

-Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

-Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

Thứ sáu, có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Thứ bảy, có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA. Theo đó, hồ sơ gồm:

-Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

-Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

-Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

-Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

-Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

-Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

-Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

-Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Căn cứ Điều 9 Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì “điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình” là:

Thứ nhất, nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thứ hai, tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thứ ba, có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

Như vậy, điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư và hộ gia đình được pháp luật quy định như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở và khu dân cư, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191