Dùng tài sản vay ngân hàng để cầm cố có phạm tội không

Câu hỏi của khách hàng: Dùng tài sản vay ngân hàng để cầm cố có phạm tội không

Xin chào các bác luật sư ạ. Cho em hỏi vấn đề này ạ.

Chả là gia đình thằng em họ của em, bố nó có vay mua xe ngân hàng nhưng đùng cái bố nó mất và nó đã đem đi cầm cố bán đâu được 200 triệu gì đấy. Giờ bên ngân hàng cho giang hồ xuống nhà quậy tùm lum. Vậy cho em hỏi như vậy nó bị vi phạm pháp luật gì không ạ và tù thì bao nhiêu ạ. Em cám ơn.


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 11/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền đối với tài sản thế chấp

Bộ Luật dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Dùng tài sản vay ngân hàng để cầm cố có phạm tội không

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Trong trường hợp bạn đưa ra bố của em họ bạn có vay tiền ngân hàng để mua xe, sau khi người này mất, em họ của bạn đã đem xe đi cầm cố. Hướng giải quyết được xác định như sau:

Khi người vay chết, nghĩa vụ trả nợ sẽ được chuyển cho người thừa kế hợp pháp số tài sản của người vay. Trong trường hợp, bên cho vay chấm dứt hợp đồng tại thời điểm bên vay chết thì việc trả nợ được thực hiện trước khi phân chia di sản của người vay.

Trong trường hợp của bạn, chiếc xe được mua từ tiền vay được dùng làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Thông thường trong trường hợp này, ngân hàng sẽ giữ giấy tờ xe. Khi đó, hợp đồng vay là hợp đồng thế chấp tài sản. Căn cứ Khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự:

Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

… 8.Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Khoản 4 và Khoản 5 ĐIều 321 Bộ luật dân sự quy định như sau:

Điều 321. Quyền của bên thế chấp

4.Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5.Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. …

Do đó, trong trường hợp bạn đưa ra, nếu không có sự đồng ý của ngân hàng, em họ của bạn không được bán chiếc xe, nếu em của bạn bán xe mà không có sự đồng ý của ngân hàng thì hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên sẽ không bị đi tù. Tương tự, trong trường hợp em họ bạn đem xe đi cầm cố mà không có sự đồng ý của bên ngân hàng.

Theo đó, khi bố của em họ bạn chết, em bạn không được dùng chiếc xe đã là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng để cầm cố, bán (trừ trường hợp được sự đồng ý của ngân hàng). Hành vi cố tình cầm cố, bán chiếc xe khi không có sự đồng ý của bên ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Bên ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng em bạn đã xác lập là vô hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, em bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, cũng không phải đi tù. Trừ trường hợp, hành vi này là cố tình nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Vậy nên, trong trường hợp bạn đưa ra, nếu chỉ với những chi tiết trên, mặc dù em họ bạn có hành vi vi phạm pháp luật nhưng em bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, không bị đi tù.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191