Kinh doanh, mua bán nhộng ong có bị cấm không?

Câu hỏi của khách hàng: Kinh doanh, mua bán nhộng ong có bị cấm không?

Cho em hỏi một chút về luật buôn bán với ạ, thằng bạn em nó đang rủ em đứng ra thu mua nhộng ong rừng, cụ thể là ong đất, ong bò vẽ, và một số loại ong khác, nhưng nếu với số lượng ít thì chắc không vấn đề, nhưng dự tính mỗi ngày giao thương khoảng trên 1 tấn, thì chắc chắn sẽ bị các ngành chức năng hỏi han, vậy luật sư xin tư vấn giúp em rằng đánh bắt hoặc mua bán nhộng ong có bị cấm không..? Và em sẽ phải làm gì để không bị thu hàng ạ. Em Xin chân thành cám ơn.


Luật sư Tư vấn Luật an toàn thực phẩm – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 26/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Điều kiện kinh doanh thực phẩm

  • Luật đầu tư năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2016
  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010

3./ Luật sư trả lời Kinh doanh, mua bán nhộng ong có bị cấm không?

Nhộng ong (hay ấu trùng ong) là sản phẩm bồi bổ trong thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đây là thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật. Căn cứ Phụ lục 4 Luật đầu tư thì kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Bộ Y tế đều là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Chỉ khi có đủ các điều kiện theo yêu cầu mà pháp luật đặt ra thì chủ thể mới được phép tiến hành kinh doanh mặt hàng này.

Các điều kiện mà bạn cần đáp ứng khi kinh doanh nhộng ong. Căn cứ Điều 10Điều 11 Luật an toàn thực phẩm là:

-Các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm:

 +Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

+Một hoặc một số quy định sau đây tùy thuộc vào từng loại thực phẩm:

Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

Quy định về bảo quản thực phẩm.

+Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định của pháp luật.

+Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y.

-Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Căn cứ Điều 24 Luật an toàn thực phẩm thì các điều kiện đó là:

+Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm theo quy định;

+Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì chủ thể cần xin cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để được cấp Giấy chứng nhận. Sau khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định, được cấp giấy chứng nhận, chủ thể có thể tiến hành kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, dựa trên những yếu tố mà bạn đưa ra thì việc đánh bắt hoặc mua bán nhộng ong là không bị cấm. Tuy nhiên, để được phép kinh doanh thì bạn cần đáp ứng những điều kiện tương ứng trên theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191