Làm đơn tố cáo đe dọa tống tiền thì ghi nội dung gì, gửi đến đâu

Câu hỏi của khách hàng: Làm đơn tố cáo đe dọa tống tiền thì ghi nội dung gì, gửi đến đâu

Anh chị nào làm đơn tố cáo đe doạ đã xảy tống tiền cần ghi ý chính hay cả nội dung tin nhắn. Kính gửi Công an phường, Công an tỉnh, Phòng cảnh sát quản lý trật tự xã hội có gửi đơn vị nào nữa không ạ.


Luật sư Tư vấn Bộ luật hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 26/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo

  • Bộ luật hình sự năm 2015
  • Pháp lệnh công an xã năm 2008

3./ Luật sư trả lời Làm đơn tố cáo đe dọa tống tiền thì ghi nội dung gì, gửi đến đâu

Bạn bị người ta đe dọa tống tiền, giờ bạn muốn làm đơn tố cáo. Bạn cần gửi đơn đến công an xã/ phường nơi bạn cư trú. Công an xã/phường sẽ tiếp nhận đơn tố cáo, phân loại, lấy lời khai ban đầu và gửi đơn, tài liệu chứng cứ kèm theo tới cơ quan điều tra. Về nội dung đơn bạn ghi rõ thông tin địa chỉ, người đe dọa bạn (nếu biết), nội dung sự việc: nội dung tin nhắn đe dọa; ngày, tháng, năm; thiệt hại xảy ra (nếu có),… Ngoài ra bạn gửi kèm các đoạn tin nhắn đe dọa và các tài liệu, chứng cứ khác bạn có cùng đơn tố cáo.

Theo quy định của pháp luật thì việc gửi đơn tố cáo đe dọa tống tiền (nhất là khi có dấu hiệu của tội phạm) có thể là bất  kỳ cơ quan, tổ chức nào. Khi tiếp nhận và xử lý đơn mà nhận thấy không đúng thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển đơn đến đúng chủ thể có thẩm quyền để giải quyết.

Tuy nhiên, để được giải quyết nhanh nhất, tránh nhiều chủ thể cùng tiếp nhận giải quyết một vụ việc thì cần gửi đơn đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết ngay từ đầu, và chỉ gửi tới một cơ quan (không phải một lần) để tránh trùng thẩm quyền.

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh công an xã:

“Điều 9.Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã

… 6.Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc. …”

Theo đó, việc tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật ban đầu thuộc về công an xã, phường, thị trấn. Giống như thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án, công an xã nơi (nghi ngờ) tội phạm được thực hiện sẽ là nơi tiếp nhận, phân loại, xử lý.

Khi bạn gửi đơn tới công an xã yêu cầu giải quyết mà chủ thể có thẩm quyền không giải quyết theo quy định thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật trên. Hoặc gửi đơn tới công an huyện, trong đó ghi rõ, bạn đã tố cáo tới công an xã nhưng không được giải quyết theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, bạn chỉ cần gửi đơn tố cáo tới công an phường/xã nơi bạn cư trú, công an xã có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý ban đầu, gửi đơn của bạn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu nhận thấy việc giải quyết không thuộc thẩm quyền của mình.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191