Nhặt được thẻ ATM và tự ý rút tiền phạm tội gì

Câu hỏi của khách hàng: Nhặt được thẻ ATM và tự ý rút tiền phạm tội gì

Mong các luật sư tư vấn giúp em với ạ. Em bị mất thẻ ATM và người đó đã rút của em mất 6 triệu. Vậy nếu bị phạt tù thì bị mấy năm ạ. Em xin cảm ơn


Luật sư Tư vấn Bộ luật hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 10/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Hành vi tự ý rút tiền trong thẻ ATM mà mình nhặt được phạm tội gì

Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017

3./ Luật sư trả lời Nhặt được thẻ ATM và tự ý rút tiền phạm tội gì

Thẻ ATM là tài sản của ngân hàng và thường được ghi rõ ở mặt sau của thẻ kèm theo nội dung đề nghị nếu ai nhặt được thì vui lòng trả lại ngân hàng phát hành. DO vậy, khi nhặt được thẻ ATM, người nhặt được cần phải trả lại thẻ cho ngân hàng phát hành, không được tự ý sử dụng để rút tiền của chủ thể.

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

…e)Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

Theo đó, khi người nhặt được thẻ ATM không thực hiện việc thông báo hoặc trả lại thẻ ATM cho chủ sở hữu, ngân hàng phát hành mà bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trong trường hợp số tiền trong tài khoản từ 10 triệu đồng trở lên, người nhặt được thẻ mà không báo có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1.Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000 đồng … bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2.Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Ngoài ra, trong trường hợp, người nhặt được thẻ ATM thông qua thẻ ATM để rút tiền, sử dụng tiền của chủ thẻ, trong trường hợp của bạn là 6.000.000 đồng, người có hành vi còn có thể bị tội trộm cắp tài sản.

Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng … thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”

Do, trong trường hợp này mặc dù chủ sở hữu đã làm mất thẻ ATM nhưng số tiền trong thẻ vẫn thuộc sở hữu của chủ thẻ. Nên khi người nhặt được thẻ rút tiền ra khỏi tài khoản mà không có sự cho phép của chủ tài khoản cũng đồng nghĩa với việc người này cố ý dịch chuyển trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình (có hành vi chiếm đoạt) một cách lén lút (do có hành vi cố ý giấu giếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác) với chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp của số tiền đó.

Tóm lại, nếu chỉ xét trên những chi tiết bạn đưa ra, bạn có thể tố cáo về hành vi trộm cắp tài sản của người đã có hành vi nhặt được thẻ ATM nhưng không trả lại còn rút 6 triệu trong thẻ của bạn, trường hợp này, người có hành vi sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191