Quy đinh về Kiểm định thiết bị đo đếm điện

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quy đinh về Kiểm định thiết bị đo đếm điện


Luật sư Tư vấn Luật điện lực – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Kiểm định thiết bị đo đếm điện

  • Luật điện lực 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2012

3./ Luật sư tư vấn

Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.

Quy định về kiểm định thiết bị đo đếm điện được ghi nhận tại Điều 25 Luật điện lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012 như sau:

– Về thẩm quyền kiểm định: Chỉ những tổ chức kiểm định đã đăng ký hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường mới được phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện.

– Về quyền và nghĩa vụ yêu cầu kiểm định thiết bị đo đếm điện:

+ Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định của pháp luật về đo lường.

+ Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.

– Về chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;

+ Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.

+ Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.

Ví dụ: Khi một hộ gia đình nộp tiền điện và nhận thấy các thiết bị đo điện không chính xác do hóa đơn thanh toán tiền điện cao hơn so với các tháng trước. Gia đình đó có thể yêu cầu bên bán điện kiểm tra về các thiết bị điện trong gia đình. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày bạn yêu cầu, bên bán điện sẽ phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong nếu các thiết bị điện có vấn đề thật sự, gây ảnh hưởng đến mức phí của bên sử dụng điện.

Sau khi có kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, nếu vẫn không đồng ý về kết quả trên, hộ gia đình đó có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định đó.

Như vậy, việc kiểm định thiết bị đo đếm điện được thực hiện theo quy định nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Quy đinh về Kiểm định thiết bị đo đếm điện, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191