Câu hỏi của khách hàng: Thế chấp sổ đỏ cho tín dụng đen rồi khai mất được không
Em có cho cậu họ mượn tiền và cậu thế chấp sổ đỏ cho em, bố em lấy sổ của cậu thế chấp cho chủ độ đá banh, em muốn hỏi liệu cậu em có đúng khi khai mất sổ đỏ và tại sao không phải sổ của bố mà chủ đá banh vẫn cho thế chấp, mong các anh chị giúp em nhé.
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 15/10/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Hình thức của việc thế chấp quyền sử dụng đất
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch bảo đảm (đã được bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP)
3./ Luật sư trả lời Thế chấp sổ đỏ cho tín dụng đen rồi khai mất được không
Theo quy định của pháp luật dân sự thì thế chấp tài sản được hiểu là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Liên quan đến quyền sử dụng đất (mà Sổ đỏ là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu được cơ quan nhà nước cấp và là cơ sở để các chủ thể công nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu), khi thế chấp quyền sử dụng đất, các bên phải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 502 Bộ luật dân sự:
“Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1.Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP:
“Điều 12.Đăng ký giao dịch bảo đảm
1.Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:
a)Thế chấp quyền sử dụng đất”
Theo quy định trên thì việc thế chấp quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực, được bảo vệ trước bên thứ ba khi việc thế chấp được lập thành văn bản, có đăng ký giao dịch bảo đảm theo yêu cầu.
Điều này có nghĩa là, nếu các bên không đi đăng ký việc thế chấp quyền sử dụng đất mà bên nhận thế chấp chỉ giữ sổ đỏ của bên thế chấp thôi thì việc thế chấp này chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, chưa có hiệu lực pháp luật.
Nên, về mặt pháp luật, bên thế chấp hoàn toàn có quyền khai báo mất sổ đỏ tới cơ quan có thẩm quyền và làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ.
Còn về vấn đề sổ đỏ này không phải là của bố bạn mà tại sao bố của bạn vẫn đem thế chấp cho chủ độ đá banh được thì trước hết phải khẳng định, chủ độ đá banh trái pháp luật cũng như hoạt động của họ là trái pháp luật (do bạn có cung cấp thông tin đây là quỹ tín dụng đen). Nên, hoạt động của những người này hầu hết không dựa trên pháp luật. Chỉ cần bằng chứng về việc có nợ tiền là những người này sẽ áp dụng các biện pháp để đòi được tiền (dù hợp pháp hay bất hợp pháp). Nói cách khác, việc ai là người đứng tên sổ đỏ không có giá trị gì với họ. Bởi ngay cả khi người đứng tên là bố của bạn, thì việc xử lý tài sản đó cũng không được thực hiện do không dựa trên các quy định của pháp luật.
Tóm lại, trong trường hợp của bạn đưa ra, do chưa thực hiện việc đăng ký việc thế chấp quyền sử dụng đất nên cậu của bạn hoàn toàn có quyền báo mất sổ và đề nghị chủ thể có thẩm quyền cấp lại sổ cho mình theo quy định.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.