Thủ tục kinh doanh gốm sứ

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thủ tục kinh doanh gốm sứ

Chào luật sư của công ty. Tôi đang xây dựng một khu vực làng nghề chuyên sản xuất và kinh doanh các dịch vụ liên quan đến gốm sứ, như tạo hình, cho thuê sơn màu, vẽ lên gốm sứ, bán đồ gốm sứ thủ công, mỹ nghệ, triển lãm các đồ gốm sứ đặc biệt từ các thời kỳ nổi tiếng trong lịch sử như thời Lý, thời Trần, như vậy tôi cần xin phép gì không?


Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thủ tục đăng ký kinh doanh gốm sứ

  • Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016).
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật

3./ Luật sư tư vấn

Bạn đang xây dựng một khu vực làng nghề sản xuất và kinh doanh các dịch vụ liên quan đến gốm sứ, như tạo hình, cho thuê sơn màu, vẽ lên gốm sứ, bán đồ gốm sứ thủ công, mỹ nghệ, triển lãm các đồ gốm sứ đặc biệt từ các thời kỳ nổi tiếng trong lịch sử như thời Lý, thời Trần… Đối với ngành, nghề sản và kinh doanh các dịch vụ liên quan tới gốm sứ thì không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nếu cơ sở sản xuất gốm của bạn có Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường căn cứ theo Phụ Lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP trường hợp bạn muốn mở triển lãm đồ gốm thì sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải được cấp giấy phép triển lãm văn hóa, nghệ thuật vì đồ gốm cũng thuộc tác phẩm mỹ thuật gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc,…

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp là:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-Điều lệ công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân)

-Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)

-Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

+Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên công ty là cá nhân; của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên/ cổ đông là tổ chức.

Đối với thành viên/ cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn hoàn thành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Khắc dấu tròn và đăng tải mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn hoàn thành: 01 -03 ngày làm việc

Bước 4: Đăng bố cáo – công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn hoàn thành: 01 -03 ngày làm việc

Bước 5: Hoàn tất các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

– Mở tài khoản và đăng ký tài khoản với sở Kế hoạch và Đầu tư

– Phát hành in hóa đơn

– Đăng ký chữ ký số điện tử

– Các thủ tục ban đầu với cơ quan quản lý thuế.

Thủ tục cấp giấy phép triễn lãm

Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gửi tới UBND cấp tỉnh gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép triển lãm trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm dự định triển lãm;

+ Danh mục tác phẩm, tác giả; nguồn gốc, xuất xứ,…

+ Mẫu giấy mời, catalogue giới thiệu nội dung triển lãm;

+ Bản cam kết khi tổ chức triển lãm không vi phạm các quy định cấm tại Điều 8 Nghị định 113/2013/NĐ-CP.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, tiền hành kiểm tra rà soát thông tin hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc

Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu thì yêu cầu cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép tiến hành bổ sung;

Tiến hành cấp phép cho cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tổ chức triển lãm. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do.

Bước 3: Sau khi được cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (mẫu số 3) nếu có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm, thiết kế trưng bày triển lãm thì tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép.

 Như vậy, để xây dựng một khu vực làng nghề chuyên sản xuất và kinh doanh các dịch vụ liên quan đến gốm sứ, như tạo hình, cho thuê sơn màu, vẽ lên gốm sứ, bán đồ gốm sứ thủ công, mỹ nghệ, triển lãm các đồ gốm sứ đặc biệt từ các thời kỳ nổi tiếng thì bạn cần phải thành lập doanh nghiệp, xem xét công suất sản xuất có thuộc trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường không, khi mở triển lãm gốm thì phải có giấy phép triển lãm.

Với những tư vấn về câu hỏi Thủ tục kinh doanh gốm sứ, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191