Câu hỏi của khách hàng: Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan
Luật sư Tư vấn Luật sĩ quan quân đội nhân dân VIệt Nam – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 31/10/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Phong, thăng, giáng, tước quân hàm của sĩ quan
Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2008 và 2014;
3./ Luật sư trả lời Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Việc phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
Theo quy định tại Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều 7 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam thì việc phong cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan. Thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn. Giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quan xuống cấp bậc quân hàm thấp hơn. Tước quân hàm sĩ quan là quyết định hủy bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.
Căn cứ Điều 1 Luật sĩ quan quân đội nhân dân VIệt Nam thì “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng”.
Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền quyết định việc phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan là:
-Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
-Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại;
Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Căn cứ Điều 17 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam:
“Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1.Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a)Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b)Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c)Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3.Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4.Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.”
-Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Tóm lại, việc phong, thăng, giáng và tước quân hàm sĩ quan phải được thực hiện khi có đủ các yêu cầu trên và bởi đúng chủ thể có thẩm quyền.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.