Câu hỏi của khách hàng: 90 tuổi tặng cho đất đai có phải làm giám định pháp y
Mẹ tôi năm nay 90 tuổi, muốn làm hợp đồng tặng cho đất đai cho con cái. Văn phòng công chứng yêu cầu chúng tôi phải làm giám định pháp y để chứng minh minh mẫn, tỉnh táo. Mẹ tôi hiện nay hoàn toàn tỉnh táo và khỏe mạnh dù đã 90. Bà vẫn đi du lịch hàng năm để thư giãn. Vậy cho tôi hỏi có văn bản nào quy định bắt buộc việc mẹ tôi phải làm giám định pháp y không?
Luật sư Tư vấn Luật công chứng – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 15/11/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Điều kiện để được công chứng hợp đồng
Luật công chứng năm 2014
3./ Luật sư trả lời 90 tuổi tặng cho đất đai có phải làm giám định pháp y
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Việc cung cấp dịch vụ trên phải tuân theo quy định của pháp luật nhưng cũng dựa vào nhận định cá nhân của công chứng viên.
Căn cứ Điều 40 Luật công chứng:
“Điều 40.Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
… 3.Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
… 5.Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. …”
Theo đó, nếu nghi ngờ về việc người yêu cầu công chứng, đồng thời là bên giao kết hợp đồng, giao dịch không có đủ năng lực hành vi dân sự thì công chứng viên có quyền đề nghị người này làm rõ/ theo yêu cầu của bên yêu cầu công chứng để tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Trong trường hợp không làm rõ được theo yêu cầu thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Nói cách khác thì pháp luật không có quy định bắt buộc nào về việc bạn phải làm giám định pháp y cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất chuyển nhượng khi người này 90 tuổi. Nhưng công chứng viên có quyền yêu cầu bạn chứng minh về việc người này có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu bạn không chứng minh được thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch. Việc nghi ngờ này hoàn toàn dựa trên ý chí chủ quan của công chứng viên, không phải công chứng viên nào cũng yêu cầu việc giám định này. Ngoài ra, việc công chứng này là một dịch vụ mà công chứng viên dựa trên quyền hạn của mình để cung cấp cho bạn, nên cũng không thể bắt buộc người này công chứng khi họ có căn cứ nghi ngờ việc xác lập hợp đồng, giao dịch là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bạn có thể tới tổ chức hành nghề công chứng khác có thẩm quyền để công chứng hợp đồng, giao dịch trên.
Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, công chứng viên hoàn toàn có quyền yêu cầu việc giám định nếu họ nghi ngờ năng lực hành vi dân sự của chủ sở hữu quyền sử dụng đất được chuyển nhượng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ công chứng viên nào cũng sẽ yêu cầu việc giám định này khi công chứng hợp đồng, giao dịch cho bạn. Họ hoàn toàn có thể tự bằng nhận định của mình khi giao tiếp, trao đổi với chủ sở hữu.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.