Câu hỏi của khách hàng: Bản chất của vi bằng và thủ tục lập vi bằng
Em chưa hiểu lắm về vi bằng ạ, các anh chị giúp em nói rõ hơn về cái đó ạ, chẳng hạn như vi bằng đó mình muốn lấy thì ở đâu ạ, tại sao chỉ cần chứng nhận vi bằng thì cho dù đối phương có xoá chứng cứ thì vẫn an tâm thưa kiện ạ
Và làm thủ tục vi bằng trong đó có, cần những gì ạ
Sẵn tiện các anh chị nào có văn bản pháp luật về bộ luật lao động bằng tiếng anh thì cho em xin với ạ
Luật sư Tư vấn thủ tục lập vi bằng – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 07/11/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thủ tục lập vi bằng
- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh.
- Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 Hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội
3./ Luật sư trả lời Bản chất của vi bằng và thủ tục lập vi bằng
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại:
“Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”
và Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC về Giá trị pháp lý của vi bằng quy định như sau:
“Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.”
Thừa phát lại khi lập vi bằng về hành vi, sự kiện thì có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm (nếu cần thiết) tại thời điểm lập vi bằng. Vi bằng đó phải được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập.
Do đó, giá trị pháp lý của vi bằng cao hơn vai trò của người làm chứng và được xem là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc lập vi bằng không đồng nghĩa cho việc công chứng, chứng thực đối với văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực
Thủ tục lập vi bằng:
Bước 1: Người có yêu cầu nộp phiếu yêu cầu lập vi bằng
Bước 2: Văn phòng thừa phát lại thực hiện thủ tục lập vi bằng theo quy định:
– Vi bằng sẽ được lập tại nơi theo như lúc thỏa thuận (tại văn phòng Thừa phát lại hoặc tại nơi mà khách hàng yêu cầu). Trong một số trường hợp trong thời gian lập vi bằng bên thừa phát lại có quyền mời người làm chứng, chứng kiến việc lập vi bằng hoặc các nhà chuyên để tham gia.
– Thừa phát lại sẽ mô tả cụ thể sự kiện, hành vi cần ghi nhận; tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… trung thực, khách quan trong vi bằng.
– Trước khi ký vào vi bằng, Thừa phát lại tự mình kiểm tra lại giấy tờ tùy thân của khách hàng, người bị lập vi bằng, người làm chứng… và yêu cầu những người tham gia, chứng kiến, người có hành vi bị lập vi bằng ký tên vào vi bằng.
– Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp; 01 thừa phát lại giữ
Vi bằng lập thành 03 bản chính: thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật
Bước 3: Đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp
– Trong thời hạn 03 ngày, văn phòng thừa phát lạo phải đăng ký tại sở tư pháp.
– Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký, việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
Như vậy, trường hợp bạn bị mất vi bằng thì bạn đến văn phòng thừa phát lại nơi lập vi bằng để xin cấp bản sao vi bằng.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.