Cho mượn sổ đỏ vay tiền thì người cho mượn có trách nhiệm gì

Câu hỏi của khách hàng: Cho mượn sổ đỏ vay tiền thì người cho mượn có trách nhiệm gì

Xin giúp đỡ:  Mình có giấy tờ đất, sổ đỏ mình cho anh họ mình mượn, anh ấy đem đi cầm để trả nợ cho một người khác. Mình cũng vì thương anh nhưng đến giờ anh vẫn chưa trả nợ để lấy sổ đất về. Mà giờ bên cho vay kia gọi đưa lên tòa để gia hạn thanh toán. Nếu vậy mình sẽ bị xử sao ạ.


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thế chấp quyền sử dụng đất

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

3./ Luật sư trả lời Cho mượn sổ đỏ vay tiền thì người cho mượn có trách nhiệm gì

Việc anh bạn mượn sổ đỏ đi cầm để trả nợ cho một người khác tức anh bạn đang mượn sổ đỏ của bạn để thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người khác. Trong trường hợp này, tùy thuộc vào việc ai là bên vay, việc thế chấp sổ đỏ có được đăng ký hay không mà xét hậu quả khi bên vay không trả nợ theo đúng quy định.

Theo như bạn trình bày thì hợp đồng vay trên là hợp đồng vay giữa anh họ của bạn và bên cầm đồ, quyền sử dụng đất của bạn lại là tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ Mục 4 Chương XVI Bộ luật dân sự thì bên có nghĩa vụ trả nợ là bên vay tài sản, tức là người ký vào hợp đồng vay kia, cũng có nghĩa là anh của bạn.

Tuy nhiên, do tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là tài sản của bạn nên cần xem xét đến nghĩa vụ của bên bảo đảm- chính là bạn.

-Nếu bạn đồng ý với việc anh bạn được dùng tài sản trên để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của anh bạn thì bạn được coi là bên bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ trên. Việc thế chấp được hiểu là giữa bạn và bên cầm đồ. Căn cứ Điều 317 Bộ luật dân s:

Điều 317. Thế chấp tài sản

1.Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2.Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Theo đó, bạn sẽ có nghĩa vụ trả nợ thay cho người anh nếu người này không trả nợ theo thỏa thuận vay. Tuy nhiên, căn cứ Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP:

“Điều 4.Các trường hợp đăng ký

1.Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

a)Thế chấp quyền sử dụng đất;

b)Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; …”

Căn cứ Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP:

Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

1.Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. …”

Theo đó, nếu việc thế chấp tài sản trên được đăng ký, bên cầm đồ có quyền xử lý tài sản bảo đảm nếu anh của bạn và bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng.

Ngược lại, nếu việc thế chấp tài sản trên không được đăng ký, bạn có nghĩa vụ trả nợ thay người anh khi người này không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tuy nhiên, bên cầm đồ cũng không có quyền xử lý mảnh đất trên.

Cần phải nói thêm, việc biết nhưng không phản đối của bạn rất có thể sẽ là một chứng cứ chứng minh bạn chấp nhận là bên bảo lãnh cho việc anh của bạn sẽ trả số nợ cho bên cầm đồ khi đưa vụ án ra Tòa án yêu cầu giải quyết.

-Nếu bạn không đồng ý (cần phải chứng minh được trước Tòa án khi xảy ra tranh chấp) việc người anh của bạn dùng tài sản của bạn để bảo đảm thì bạn sẽ không phải trả số nợ trên của anh bạn cho bên cầm đồ, bạn được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án trên nếu bên cầm đồ yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Do khi không có sự đồng ý của bạn, anh họ của bạn không thể sử dụng mảnh đất trên để làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của chính anh bạn.

Như vậy, nếu bạn không đồng ý cho anh của bạn mượn sổ đỏ để thế chấp tài sản thì bạn sẽ không có nghĩa vụ trả nợ cho bên cầm đồ. Ngược lại, bạn có nghĩa vụ thực hiện việc trả nợ thay cho anh bạn nếu anh bạn không trả nợ/ trả nợ không đầy đủ cho bên cầm đồ.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191