Câu hỏi của khách hàng: Cơ quan đóng trên địa bàn không thực hiện theo chỉ đạo của UBND có vi phạm gì không
Mọi người cho mình hỏi: Có quy định nào về việc cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh không? Nếu cơ quan đó không thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh nhiều lần thì có vi phạm quy định nào không?
Luật sư Tư vấn Luật tổ chức chính quyền địa phương – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 15/11/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
3./ Luật sư trả lời Cơ quan đóng trên địa bàn không thực hiện theo chỉ đạo của UBND có vi phạm gì không
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan hành chính địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Đây là một cơ quan nhà nước, có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức cũng như bảo đảm việc thi hành HIến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Điều 21 Luật tổ chức chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
-Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung như nghị quyết về những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh; Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh; … và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
-Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
-Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
-Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
– Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
-Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương:
“1.Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
2.Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
3.Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
4.Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
5.Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;
6.Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
7.Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
8.Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
9.Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
10.Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
11.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.”
Nói cách khác, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền ban hành những văn bản pháp luật nhất định thuộc phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình và yêu cầu các chủ thể trong địa bàn tỉnh phải tuân theo. Việc này nhằm tạo điều kiện cho việc Ủy ban hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các văn bản đó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, và quan trọng nhất là phải phù hợp với đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, không được trái Hiến pháp, luật,… mà các cơ quan cấp trên ban hành.
Khi phát hiện có sai sót trong việc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, bạn có quyền báo việc này với các chủ thể có thẩm quyền để các chủ thể này thực hiện việc kiểm tra và biện pháp xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, những yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh cần được thể hiện dưới dạng văn bản có hiệu lực tại thời điểm đó thì các chủ thể trên địa bàn mới cần tuân thủ những quy định đó. Khi không có văn bản nào hợp pháp thể hiện yêu cầu đó hoặc văn bản đó không có giá trị tại thời điểm trên thì chủ thể không phải tuân theo.
Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, thì việc các chủ thể trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ chỉ đạo của tỉnh đó ban hành là đúng. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện chỉ đạo đó là không phù hợp bạn có thể phản ánh với chủ thể có thẩm quyền để có các biện pháp xử lý kịp thời (thu hồi, hủy bỏ những chỉ đạo trái pháp luật,…).
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.